Hiệu ứng Flare Kiến thức chung

Flare là một hiệu ứng thường gặp trong điện ảnh cũng như nhiếp ảnh. Bài hướng dẫn sau sẽ giúp bạn thêm hiệu ứng này vào tác phẩm của mình mà không cần dùng đến phần mềm

 

 

 

Nguồn sáng trực diện thường làm mẫu nheo mắt. Chọn góc sao cho nguồn sáng ở phía sau mẫu và nằm ở góc trên của khung hình sẽ cho ta ánh sáng mềm, phảng phất chút flare, như vậy tấm ảnh sẽ trông thú vị hơn các kiểu chân dung điển hình khác sử dụng ánh sáng không trực tiếp. Ảnh trên sử dụng lens Micro-NIKKOR 105mm f/2.8G VR


Chụp thẳng vào nguồn sáng sẽ làm giảm độ tương phản và độ bão hòa màu của toàn bộ bức ảnh. Điều đó sẽ làm cho chủ thể thiếu sáng nếu bạn đo sáng cho nền và nếu bạn đo sáng vào chủ thể thì sẽ dư sáng nền và còn có 1 vùng có màu sắc và hình dạng được gọi là flare. Các nhiếp ảnh gia thường nới chụp thẳng vào nguồn sáng là không tốt và flare là một hiệu ứng không mong muốn. Và các nhà sản xuất thường  thêm các lớp phủ lên lens để loiạ bỏ đi hiệu ứng không mong muốn này, ví dụ như lớp phủ Nano Crystal của Nikon.



Bạn có thể thêm flare vào các kiểu chụp cổ điển để làm nó thêm thú vị. Tấm ảnh trên bài tiễn của  cô dâu chú rể đã được tô điểm thêm với flare. Ảnh được chụp với NIKKOR AF-S 28-70mm f/2.8D.

Có một điều lạ lùng đó là trong điện ảnh cũng cùng kĩ thuật và hiệu ứng lại được sử dụng nhiều. Trong nhiều bộ phim, bạn thường thấy những phân đoạn toàn cảnh và có hiệu ứng flare lướt ngang qua khung hình – một trong những góc quay kinh điển của Hollywood. Nếu hiệu ứng này đủ tốt cho Hollywood thì sao bạn không thử thêm hiệu ứng của điện ảnh vào nhiếp ảnh ?

Vậy thật ra flare là cái gì ? Một cách ngắn gọn thì flare là kết quả của quá trình ánh sáng phản chiếu thông qua các thấu kính trong bộ phận quang học của lens. Những lens có cấu trúc quang học càng phức tạp thì xác suất có flare là cao hơn sao với các lens có cấu trúc đơn giản.

Flare có thể được sử dụng hiệu quả trong tất cả các thể loại nhiếp ảnh từ chân dung cho đến phong cảnh. Điều tuyệt vời về hiệu ứng này đó là bất cứ máy nào cũng có thể tạp được hiệu ứng này, từ máy DSLR cao cấp nhất cho đến các máy compact, và bởi vì đây là một hiệu ứng quang học nên có thể nhìn thấy dc trong cả viewfinder hay trên màn hình LCD.

Tạo flare cho bức ảnh là một điều rất đơn giản. Bạn chỉ việc chụp thẳng vào nguồn sáng, một nguồn nhỏ nhưng lại rất sáng, ví dụ như mặt trời, đèn đường, spotlight, đèn trong nhà hoặc thậm chí một cây flash cũng có thể cho ra được flare.


 
 

 

Chụp một tòa nhà ngược sáng thường thì không cho ta một tấm ảnh tốt. Thêm flare vào tấm ảnh tiệm hamburger củ kĩ này làm cho nó sống động hơn. Ảnh được chụp với Sigma 17-35 f/2.8-4 DG HSM.
 


 

Sau đây là một số tips để chụp flare dễ dàng hơn:

1 | Chụp ảnh với nguồn sáng ngay rìa của khung ảnh. Để nguồn sáng ngay rìa của khung ảnh hoặc ở ngay ngoài tầm nhìn của khung ảnh sẽ tang khả năng tạo flare và cho lượng flare nhiều hơn

 




 

Một số lens dễ tạo flare vì thiếu lớp phủ. Những chiếc lens cũ thường có lớp phủ bị phai đi, điều đó sẽ làm flare dễ xuất hiện hơn. Chiếc lens được dùng để chụp cái ghế sofa trong tấm ảnh này là một chiếc lens mới, nhưng lại được sản xuất theo thiết kế cổ điển và lớp phủ đơn. Ảnh trên được chụp với  Voigtländer 35mm f/1.4 Nokton Classic Single Coated (cũng có một phiên bản khác với nhiều lớp phủ để giảm flare)

2 | Bỏ hood đi. Hood có chức năng là làm giảm lượng tia sáng đi vào lens, vì vậy cũng làm giảm lượng flare trong tấm ảnh. Bỏ hood ra sẽ làn tang khả năng cũng như số lượng flare


3 | Dùng một ống góc rộng. Ống góc rộng hoặc siêu rộng sẽ dễ cho flare hơn vì ánh sáng khó bị chặn hơn. Góc quang học lớn cũng làm cho ánh sáng bị phản chiếu dài hơn và sẽ tạo nhiều flare hơn. Nhưng có một lưu ý là, các ống góc rộng mắc tiền thường có nhiều lớp phủ chất lượng để làm giảm hiệu ứng flare

 




Bạn không cần phải chụp trực tiếp vào mặt trời để có được flare. Trong tấm ảnh chụp anh chàng chơi skateboard này, tôi đã dựng một cây flash rời ngay cạnh ống  fish-eye của tôi, và nó đã cho tôi rất nhiều flare. Ảnh trên được chụp với Zenitar 16mm f/2.8 fish-eye.

4 | Mở “tẹc ga”. Sử dụng độ mở khẩu lớn sẽ cho lượng ánh sáng đi vào lens nhiều, như vậy sẽ là tăng lượng tia sáng phản chiếu bên trong các thấu kính và tạo nhiều flare hơn. Và ngược lại, sử dụng độ mở khẩu độ nhỏ sẽ làm cho ánh sáng đi vào cảm biến với góc độ nhỏ hơn, kiểm soát điều này để có thể điều chình được lượng sáng phản chiếu trong lens.

5 | Sử dụng lens cũ hoặc rẻ tiền. Bởi vì film thì không phản chiếu ánh sáng ngược lại các thấu kính nên các lens của máy phim cũ thường không phủ lớp ở thấu kính sau. Miếng kính lọc bóng láng ở trước cảm biến sẽ phản chiếu ánh sáng và tạo flare với các ống kính cũ. Các ống kính rẻ tiền thường có lớp phủ kém hiệu quả trong việc giảm flare hơn các ống đắt tiền.

6 | Sử dụng kính lọc UV. Những chiếc kính lọc UV (đặc biệt là loại rẻ tiền) nổi tiếng với việc tạo flare trầm trọng. Bạn có thể sử dụng thêm kính lọc UV.

Khi thêm hiệu ứng flare vào tấm ảnh của bạn, như tôi đã nói phía trên, tấm ảnh thường sẽ bị giảm về độ tương phản cũng như độ bão hòa màu. Ít nhất bạn nên tăng độ tương phản bằng cách sử dụng phần mềm. Bạn có thể tăng vibrance hay saturation để lấy lại màu. Khi sử dụng Adobe Camera RAW hay Lightroom, tôi thấy thanh Clảity thường rất hữu ích khi kéo lại chi tiết trong tấm ảnh

Còn chờ gì nữa nào, hãy ra ngoài và phá vỡ một trong những nguyên tắc vàng bằng việc chụp thẳng vào mặt trời!

Tác giả J. Dennis Thomas
Dịch SHINNO


Xem thêm:
4 hiệu ứng hay khi đo sáng sai
Kỹ thuật light paiting trong nhiếp ảnh
4 mẹo chụp ảnh tối giản ấn tượng
Hướng dẫn chụp hình lowkey
Kỹ thuật lia máy panning
Bí quyết tạo Catchlight khi chụp chân dung

 

 

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755