Văn hóa thờ cúng của người nước ngoài khác gì Việt Nam Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

 

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi.

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v… là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị “Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ”. Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. “Tháng 8 giỗ cha” ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả “Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm “thành hoàng”. Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn còn tồn tại phổ biến ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông, nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc, nhiều tộc người. Mặc dù vậy, việc đánh giá vai trò, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong từng giai đoạn lịch sử, cũng như ở mỗi quốc gia lại không giống nhau. Ngay việc nhìn nhận thờ cúng tổ tiên là một phong tục, một tin ngưỡng hay một tôn giáo vẫn chưa có sự thống nhất. Hiện nay, vẫn có nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình tín ngưỡng này.

Thông thường tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo hiểu theo hai nghĩa:

*Nghĩa hẹp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng.

* Nghĩa rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ có thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống trong gia đình, họ tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng, tổ nghề…), đất nước (Vua Hùng….): “Đạo thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những người có công với cộng đồng làng xã, đất nước”

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755