Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 tuổi - Vấn đề phổ biến hiện nay Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Những biểu hiện khủng hoảng của trẻ lên 3 như là :
- Trẻ thường không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
- Trẻ luôn ngoan cố nghiêng về phía sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân
- Trẻ ngang ngạnh,luôn phản kháng lại trật tự trong gia đình.
- Trẻ không nghe lời người lớn và muốn tự mình làm điều gì đó.
- Trẻ nói tục, nói trống không với người lớn.
- Trẻ luôn trong trạng thái ẩu đả với người lớn
Nguyên nhân trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
"Sự tranh cãi, nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ”.
Trẻ lên 3 - ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.
Phụ huynh cần làm gì theo lời khuyên của chuyên gia
Biểu hiện thứ nhất: Chỉ cần trẻ có biểu hiện nhỏ sự “bướng bỉnh”,… Thì phụ huynh không nên quát mắng trẻ, hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Phụ huynh cần giải thích cho bé hiểu cái gì là của mình, cái gì là của chung.
Biểu hiện thứ hai:
Trẻ luôn mang trong mình suy nghĩ độc lập, muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên, do vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế cùng với sự nhận thức về các chuẩn mực trong các mối quan hệ của trẻ còn thiếu sót nên trẻ bắt người lớn làm theo ý mình…
Thì phụ huynh không nên cáu gắt đánh, mắng; hãy nên đồng tình và cho trẻ thực hiện trong phạm vi cho phép bởi ở một số trẻ, việc bị người lớn ngăn cấm sẽ dẫn đến trẻ bướng bỉnh, tỏ thái độ chống đối, người lớn bảo một đằng trẻ làm một nẻo… đặc biệt với người quá quan tâm và chăm sóc chúng…
Biểu hiện thứ ba: Cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu nhận ra “cái tôi”. Do đó, phụ huynh nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiếu mong muốn của trẻ,
Đồng thời cũng cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
Biểu hiện thứ tư: Trẻ đã có khả năng phục vụ bản thân trong một số trường hợp đơn giản.
Phụ huynh cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. “Tin tưởng” vào khả năng và việc thử sai của trẻ.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động là điều tốt nhất chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển. Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà phụ huynh có thể làm để giúp trẻ sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều.