Trẻ 3 tuổi có bị rối loạn lo âu không Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Trẻ 3 tuổi là độ tuổi các phụ huynh cho đi học lớp mầm và sẽ không còn được ở bên cạnh phụ huynh 24/24 nữa. Khi đang được phụ huynh chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ; bỗng nhiên, trẻ phải sinh hoạt cùng bạn bè, cô giáo. Vì vậy, trẻ có cảm giác lo lắng, không an toàn mỗi khi không có phụ huynh ở bên.

Những biểu hiện của trẻ rối loạn lo âu

  • Luôn khóc trước khi xa ông bà, bố mẹ
  • Thay đổi giấc ngủ làm trẻ sợ bóng tối, hay gặp ác mộng, mặt buồn bã
  • Chưa quen với người lạ, nặng hơn là cảm thấy choáng váng, nghẹt thở, không thoải mái khi có đông người lạ

Phụ huynh đừng chủ quan về hiện tượng lo âu khi bé lên 3 tuổi vì nó ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên nhân điển hình như là:

  • Từ khoảng 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ em thường khó nắm bắt sự thay đổi môi trường sống và có thể trở nên lo lắng sau khi chuyển nhà hoặc khi bắt đầu một trường học mới.

  • Trẻ cũng có thể suy nghĩ và hành xử bằng cách lo lắng bằng nếu được quan sát người khác, hoặc chính bản thân trẻ từng trải qua những trải nghiệm đáng sợ. 

Phương pháp nào tốt nhất dành cho trẻ 3 tuổi 

Không phủ nhận được phụ huynh là người chăm sóc tốt nhất để cho con vượt qua thời kỳ rối loạn âu lo khi trẻ lên 3 tuổi, phụ huynh đóng vai trò như người bạn thân luôn đồng hành, tâm sự với trẻ về tất cả mọi thứ.

Đầu tiên và quan trọng nhất là phụ huynh hãy quan tâm, chia sẻ với trẻ như là người bạn thân về sự lo lắng của chúng.

Phụ huynh giải thích cho trẻ biết lo lắng là gì và những tác động xấu mà nó gây ra đối với cơ thể chúng ta.

Phụ huynh nên dạy trẻ cách nhận biết các dấu hiệu lo lắng ở bản thân, khuyến khích trẻ kiểm soát sự lo lắng của chúng và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. 

Thử thực hành các kỹ thuật thư giãn đơn giản với con bạn, chẳng hạn như hít thở sâu 3 nhịp (thở chậm, hít vào đếm đến 3 và thở ra và giữ 3 giây).

Sự phân tâm có thể hữu ích cho trẻ nhỏ.

Ví dụ, nếu chúng lo lắng về việc đi học mẫu giáo, hãy cùng bé chơi các trò chơi trên đường đến trường, chẳng hạn như xem ai có thể phát hiện ra nhiều ô tô màu đỏ nhất.

Hãy biến chum rỗng thành chum chứa đựng “lo lắng”. Yêu cầu trẻ viết về hoặc vẽ ra những lo lắng của chúng và “bỏ” chúng vào chum. Đến cuối tuần có thể giải quyết hết các vấn đề đó 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755