Thuyết trình là gì? Một số nguyên tắc khi thuyết trình trước đám đông Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
1. Thuyết trình là gì?
Thuyết trình là trình bày một vấn đề một cách bài bản, hệ thống trước một nhóm người hay nhiều người để nhằm cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho đối tượng nghe.
Ví dụ: giáo viên thuyết trình trước lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh…
2. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản. Do đó, kĩ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặc điểm chung của kĩ năng giao tiếp. Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong.Đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích đã định.
3. Vai trò và tầm quan trọng của thuyết trình
Vai trò của thuyết trình là vô cùng lớn, đặc biệt là trong một xã hội có tính cạnh tranh ngày càng cao, con người muốn hướng đến hội nhập, phát triển cũng cần phải hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân. Vai trò của kỹ năng thuyết trình:
- Giúp cá nhân người thuyết trình nâng cả khả năng giao tiếp trước đám đông, hoàn thiện sự tự tin, bản lĩnh cũng như nền tảng kiến thức.
- Đánh vào sở thích, nhu cầu của khách hàng từ đó khiến họ thích thú, thay đổi hành vi theo hướng tích cực có lợi cho doanh nghiệp.
- Là công cụ để các doanh nghiệp, tổ chức, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của nhân viên, ứng viên từ đó trao cho họ cơ hội thành công.
4. Một số nguyên tắc khi thuyết trình trước đám đông:
Nguyên tắc 5W1H
When: Khi nào thì buổi thuyết trình diễn ra
Why: Buổi thuyết trình có mục đích gì? Thông điệp truyền tải là gì?
Where: Địa điểm cụ thể ở đâu
Who: Đối tượng hướng đến buổi thuyết trình là ai?
What: Cần phải làm những gì để buổi thuyết trình thành công
Nếu như đáp ứng được nguyên tắc này thì bạn đã xây dựng được bài thuyết trình chặt chẽ, chỉn chu, logics, thuyết phục hoàn toàn người nghe.
Chuẩn bị nội dung trước khi thuyết trình
Trước khi muốn truyền tải thông tin, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận, chi tiết. Đầu tiên, nội dung chúng ta muốn nói đến là gì ? Bài thuyết trình cần có bố cục rõ ràng, các ý liên kết, logic với nhau. Bên cạnh đó cần đưa ra các dẫn chứng, số liệu cụ thể để làm rõ vấn đề. Nội dung càng hoàn chỉnh thì người nghe càng dễ hình dung vấn đề được đề cập.
Chọn trang phục phù hợp
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì vậy để làm được điều này chúng ta cần chuẩn bị trang phục phù hợp để làm được như vậy chúng ta cần thực hiện nguyên tắc 5W1H đầu tiên.
Kiểm soát giọng nói
Khi đứng trước đám đông, nhiều người vẫn rất lo âu, bởi phía dưới có thể là hàng trăm, hàng nghìn người dẫn đến tốc độ nói bị mất kiểm soát. Điều này khiến nội dung thuyết trình bị ảnh hưởng và cho thấy bạn mất sự tự tin.
Để khắc phục điều này, chúng ta hãy tự kiểm soát giọng nói của mình ở mức ổn định. Không chậm quá, không nhanh quá, vừa giúp bạn làm chủ buổi thuyết tình, vừa khiến mọi người tập trung vào nội dung hơn.
Tránh sử dụng quá nhiều từ đệm
Đây là một thói quen chúng ta rất hay gặp phải, hầu hết mọi người đều sử dụng các từ như “à”, “ừm”, “ừ”. Tuy nhiên điều này có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày nhưng thuyết trình thì không. Bởi nó khiến buổi thuyết trình không còn sự chuyên nghiệp và liền mạch, càng thể hiện bạn chưa chuẩn bị trước khi thuyết trình, mất tự tin.
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi ngay từ câu chữ hàng ngày, loại bỏ nó như một lẽ tự nhiên. Nếu bạn có thể bỏ thói quen này trong cuộc sống cá nhân của mình, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc đó khi thuyết trình trong công việc.
Tương tác, tương tác và tương tác
Nếu bạn đã xem rất nhiều buổi diễn thuyết thì đa số họ đều sử dụng kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi do đó bài thuyết trình của họ nói 1 tiếng hay 2 tiếng thì đã rút ngắn còn 30 phút.
Hãy khiến bản thân trở thành trung tâm và khiến mọi người chú ý vào bạn.
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Cuối cùng, hãy luyện tập trước thật kĩ trước khi thuyết trình chính thức. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ thứ tự trình bày những luận điểm chính và giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên đừng học thuộc mà hãy nhớ rằng bạn đang truyền đạt và muốn người nghe hiểu vấn đề bạn đang nói tới.
Nụ cười
Luôn giữ thái độ bình tĩnh và mỉm cười, chỉ hành động nhỏ thôi đã giúp buổi thuyết trình thành công.