Sự khác biệt trong văn hóa công sở ở Việt Nam và các nước khác Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Những đặc điểm khác nhau trong văn hóa công sở giữa Việt Nam đối với các nước phương Tây

Thời gian: ở Việt Nam tôi nhận thấy mọi người khi có thời gian làm việc bắt đầu sớm và kết thúc muộn, để thể hiện mình là người chăm chỉ và muốn cống hiến, Tuy nhiên ở phương Tây mọi thứ khác hơn nhiều, mọi người không cần đi sớm về muộn, vì nó không phản ánh hiệu suất công việc của bạn. Tôi nghĩ gửi phong tây khá tự do  trong vấn đề thời gian và làm việc, miễn là đem lại hiệu quả công việc. Đó là một điều chúng ta nên lưu ý Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào môi trường công sở mà bạn làm việc. 

Phong cách làm việc
Văn hoá doanh nghiệp phương Tây đề cao cái Tôi; năng lực cá nhân, cá tính riêng… Con người cá nhân được khuyến khích sống tự do; thẳng thắn; độc lập không chỉ trong suy nghĩ mà trong cả hành động. Bởi họ quan niệm mỗi cá nhân là một hạt nhân của xã hội; mục tiêu của doanh nghiệp phải gắn liền với mục tiêu của cá nhân; đem lại lợi ích cho cá nhân.
Trái lại, Việt Nam trân trọng chủ nghĩa tập thể, không đề cao sự độc lập; tách rời khỏi tập thể. . Mục tiêu của cá nhân trong công việc phải gắn liền với mục tiêu của tập thể, đem lại lợi ích cho tập thể. Vì vậy, ở phương Đông, một doanh nghiệp được đánh giá là một tập thể tốt; đáng tin cậy thì có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc tuyển dụng nguồn lực.

Phong cách quản lý
Trong thế giới phương Tây, người lãnh đạo cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên tương đối bình đẳng. Khi lãnh đạo đưa ra một vấn đề thì tất cả mọi người phải đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề đó; đồng thời các nhân viên đều được trao quyền để thực hiện công việc của tổ chức và tự chịu trách nhiệm về kết quả cho công việc của mình.

Sự thành công của doanh nghiệp ở phương Tây chủ yếu dựa trên các yếu tố như năng suất làm việc, tính năng động của các nhân viên. Chắc hẳn vù thế mà Google rất quan tâm đến phúc lợi của nhân viên.

Ở phương Đông, người lãnh đạo có một vị thế rất cao, cách biệt kháC lớn so với nhân viên; quyền lực tập trung chủ yếu vào nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp phương Đông sẽ quyết định cần làm cái gì, làm như thế nào và người thực hiện. Do đó, trách nhiệm của người lãnh đạo ở phương Đông tương đối lớn, cấp bậc lãnh đạo càng cao thì khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều nhân viên trong tổ chức càng lớn.

Sự thành công của doanh nghiệp phương Đông thường chủ yếu quyết định bởi năng lực của người lãnh đạo.

Tóm lại, mỗi doanh nghiệp ở mỗi nơi sẽ có nền văn hóa riêng nhưng sẽ đều hướng tới một mục đích chung đó là thành công và hướng tới lợi ích cộng đồng. Chính thế ta thấy được, chẳng có sự khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế ở đây cả. Hiện nay, văn hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng năng động và trẻ trung hơn để từng bước hội nhập và giao thoa với thế giới. Nhưng không vì thế mà nó mất đi vẻ truyền thống, quy củ ban đầu.

Văn hóa doanh nghiệp vô cùng được coi trọng, bởi nó đại diện cho những ứng xử của doanh nghiệp đối với thế giới bên ngoài. Xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh không chỉ làm cho nền kinh tế Việt Nam mang một bản sắc riêng, không lẫn với bất kỳ quốc gia nào mà còn giúp cho các doanh nghiệp của chúng ta đứng vững và hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế trên toàn cầu.

 

Để có một nên văn hóa riêng biệt, ta phải nghiêm khắc sửa bỏ thói quen xấu đồng thời có sự học hỏi giao thoa văn hóa, hòa nhập chứ không được hòa tan. Mỗi người trong chúng ta đều có suy nghĩ riêng về văn hóa, hãy tự mình xây dựng một văn hóa của riêng bạn nhé!


 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755