Sợ đám đông sợ giao tiếp : Hội chứng rất dễ dàng bắt gặp ở 75% dân số thế giới Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Tại sao nhiều người sợ đám đông sợ giao tiếp và làm thế nào để vượt qua điều này? 

Nỗi sợ khi nói trước công chúng được gọi là Glossophobia. Theo một ước tính, khoảng 75% người mắc phải dạng ám ảnh này và 10% trong số đó thực sự cảm thấy rất kinh khủng. Nỗi sợ nói trước công chúng là nỗi ám ảnh số một ở Mỹ, nó còn phổ biến hơn nỗi sợ độ cao hay nỗi sợ rắn.

Những biểu hiện của sợ đám đông sợ giao tiếp

Khi ngại giao tiếp và phải đối mặt với nỗi sợ ấy (giao tiếp với người lạ, trò chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông,…), những người mắc chứng Glossophobia sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận thấy như:

  • Tay chân run rẩy, lạnh cóng hoặc đổ nhiều mồ hôi
  • Mặt đỏ bừng, nóng ran
  • Nhịp thở bị gián đoạn, tim đập nhanh
  • Cảm giác bất an, bồn chồn, buồn nôn
  • Các cơ bị căng cứng
  • Vùng thượng vị bị khó chịu
  • Choáng váng, hoa mắt hay thậm chí ngất xỉu

Ngoài ra, họ luôn tìm cách né tránh các tình huống xã hội như phát biểu trước đám đông, trò chuyện với người lạ, hẹn hò, ăn uống ở những nơi đông người. 

Hay là không dám mở lòng mà chỉ dám an phận trong “vòng tròn an toàn” mà bản thân tự đặt ra. Chính vì thế mà họ có xu hướng chỉ tiếp xúc gần với những đối tượng thân thiết. 

Làm thế nào để khắc phục sợ đám đông sợ giao tiếp? Chắc hẳn ai cũng đều quan tâm, You Can Now bật mí cho bạn một số phương pháp khắc phục nhé!

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về chủ đề mình sắp nói.

Bởi lập kế hoạch cho bài phát biểu và thực hành nó bằng cách nói to và hãy tưởng tượng một kết quả tích cực sau bài phát biểu. Những điều này sẽ khiến bài phát biểu trở nên rõ ràng và trôi chảy khi diễn thuyết trước công chúng.

Hãy cứ mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.

Nếu quan điểm của bạn chưa quá xác đáng, bạn sẽ nhận lại được những đóng góp, phản hồi có tính xây dựng để cải thiện cách truyền đạt ý tưởng của mình hiệu quả hơn.

Đừng quên tập hít thở sâu

Trước những tình huống ngại giao tiếp trước đám đông, người mắc chứng Glossophobia nên tập hít thở đều. Điều này giúp nhịp tim của bạn dần ổn định và lượng máu tuần hoàn lên não cũng sẽ được cải thiện rõ rệt đấy.

Luyện tập trước khi đến ngày thuyết trình chính thức

Sau khi chuẩn bị xong nội dung thuyết trình, hãy nhờ những người gần gũi với bạn (người thân, bạn bè) làm khán giả. Có thế, bạn sẽ dần quen với việc giao tiếp qua ánh mắt và từ đó bớt cảm thấy lo lắng hơn; đồng thời có thể nhận lời khuyên từ khán giả 

Trước khi thuyết trình, tập trung tư tưởng bản thân

Nhắc nhở bản thân rằng bạn ở đây để truyền tải những thông tin bổ ích đến khán giả của mình. Theo thời gian (thường là từ bốn đến sáu bài thuyết trình), não của bạn sẽ bắt đầu hiểu được điều đó và bạn sẽ bớt lo lắng hơn.

Hãy chủ động tương tác bằng ánh mắt 

Một trong những sai lầm lớn mà chúng ta thường mắc phải khi giao tiếp với mọi người chính là bỏ quên giao tiếp bằng ánh mắt. Trên thực tế, mỗi người trong khán phòng đều đang lắng nghe bạn. Vì thế, cách tốt nhất để kết nối với khán giả của mình là giao tiếp với họ qua ánh mắt.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755