Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì cho công việc sau khi ra trường Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

 

I, Kỳ thực tập nghiêm túc

các nhà tuyển dụng sẽ có thể chú ý đến việc bạn thực tập tại đâu, trải qua vị trí nào và có kinh nghiệm ra sao. Và nếu bạn đã trải nghiệm thực tập từ mùa hè năm trước hoặc ngay trong cả năm học tại môn đơn vị nào đó thì đây cũng là một điểm sáng trong CV.

II, Tích lũy kinh nghiệm qua các công việc khác

Thực tập sinh không phải là cách duy nhất để làm sáng CV, kinh nghiệm làm việc khác như là nhân viên bán hàng tương đương nhân viên kinh doanh,...Tất cả đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. 

III, Chứng chỉ ngoại ngữ 

Chứng chỉ ngoại ngữ là một trong những chứng chỉ là điều kiện bắt buộc bạn có được ra trường hay không?

Có những công việc không yêu cầu đến trình độ ngoại ngữ, nhưng có những công việc thì ngoại ngữ, mà đặc biệt là Tiếng Anh lại là điều kiện bắt buộc. Vì vậy, nếu bạn đang theo học hoặc có mong muốn được làm việc trong những ngành, lĩnh vực mà yêu cầu ngoại ngữ thì hãy nhanh chóng học và thi lấy một chứng chỉ để phục vụ cho công cuộc xin việc sau này nhé.

IV, Kỹ năng mềm 

Bạn đạt loại giỏi, loại xuất sắc nhưng bạn không biết diễn đạt, không thuyết phục được nhà tuyển dụng sau này là sếp bạn thì bạn khó mà thăng cấp trong công việc.

Những kỹ năng bạn cần rèn luyện càng sớm càng tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường:

Hãy chủ động học và rèn luyện những kỹ năng mềm này bằng cách tham gia các hoạt động, các câu lạc bộ ở trường hoặc tham gia những lớp dạy kỹ năng mềm nếu cần thiết. 

V,  Có sẵn CV

Viết CV là một điều thiết yếu mà mỗi sinh viên nên có cho mình khi ra trường.
Khi bạn đã lựa chọn được công việc, ngành nghề mà bạn thấy lôi cuốn, ghi lại các từ khóa xuất hiện phổ biến trong các bản mô tả công việc của ngành nghề đó điều đó giúp bạn dễ ứng tuyển thành công hơn, bạn cũng nên tạo nhiều phiên bản CV để phù hợp với từng vị trí ứng tuyển.

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755