Phá luật: 4 hiệu ứng hay khi đo sang “sai” Kiến thức chung

Một khi đã hiểu về các luật trong nhiếp ảnh thì ta có thể dễ dàng sử dụng chúng một cách sáng tạo. Và khi nói đến phá luật trong ánh sáng, không có nghĩa là ta đo sáng sai, điều đó có nghĩa là ta thậm trọng chon một chế độ đo sáng không “hoàn hảo” để tạo ra một hiệu ứng cụ thể mà ta muốn truyền tải.

Những thứ dường như phá hỏng một tấm ảnh có thể them vào tấm ảnh một thứ nguyên mới trong một tình huống nhất định. Ví dụ như một tấm ảnh dư sang (over-exposed) của một chủ thể và background có độ tương phản thấp sẽ làm cho tấm ảnh trông tinh tế, siêu thức hơn, trong khi 1 tấm ảnh thiếu sang (under-expose) có thể tạo cảm giác bi thảm, ảm đạm cho một tấm chân dung, hay bất cứ chủ đề nào.

 

Sau đây là 4 cách để thoã sức “Chơi đùa” và sang tạo với ánh sáng

Hiệu ứng 1 Contre Jour (ngược sang)
 

Chụp ngược sang, hay còn được gọi là “contre jour”, là một thể loại mang nhiều thách thức. khi mà mặt trời chói loà đánh lừa đôi mắt của bạn, kéo cả quang đò (histogram) về cánh phải và báo cháy sang thì cứ chớp tắt như điên. Nhưng đây lại là một thể loại có thể làm tang chiều sâu cũng như cảm xúc cho tấm ảnh. Và trong những trường hợp này thì giải  pháp tốt nhất là nên chuyển qua chế độ đo sang tay (M – manual) và dùng màn hình LCD cùng với báo cháy sang để đảm bảo bạn có đủ chi tiết cho tấm ảnh, nhưng cũng đừng quá lo lắng khi một số vùng nào bị cháy sang hoàn toàn. Một tấm ảnh đắt giá không phải khi nào cũng là một tấm ảnh có đầy đủ chi tiết trong cả vùng shadow thấp nhất cũng như vùng highlight cao nhất.
 


 

HIệu ứng 2 Shake down
 

Để chụp những dòng chảy thì dùng tốc độ màn chập chậm là một cách cực kì hiệu quả. Và thường thì khi chụp với tốc độ chậm, ta sẽ cố định máy vào một tripod để nhũng phần tĩnh của khung cảnh sắc nét.

Nhưng trong hiệu ứng này chúng ta lại có một trải nghiệm hoàn toàn lạ, đó là chụp với tốc độ chậm nhưng lại di chuyển máy nhẹ nhàng trong quá trình phơi sang. Nghe thì có vẻ hơi “bại não”, nhưng mà kết quả thì lại vô cùng ấn tượng. khi chụp như vậy bạn sẽ phải được trải nghiệm một cảm giác “may rủi” trong nhiếp ảnh và xác suất thất bại là khá cao.

 

HIệu ứng 3 Low key
 

Kỹ thuật Low-key là phong cách nhiếp ảnh sử dụng tông màu đen làm chủ đạo, phần sáng chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại tạo nên “nét vẽ” cho chủ thể. Hầu hết tầng shadow của tấm ảnh trên là một màu đen tuyền, và quang đồ (histogram) nghiêng về cánh trái – đây là một cách hay để đem lại không khí ảm đạm cho tấm ảnh.
 


 

HIệu ứng 4 High key
 

High-key là một kỹ thuật tạo ra hình ảnh có độ sáng cao và ít tương phản. Biểu đồ histogram trong thể loại này thường tập trung nhiều phía bên phải. Và bí quyết là phải làm việc ở rìa bên phải của quang đồ nhưng lại không cháy sang. High-key và cháy sang là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, bởi vậy bạn phải đảm bảo sao cho ở những vùng highlight cao nhất vẫn phải có đủ chi tiết.

 

Kĩ thuật này dễ đạt được khi giữa chủ thể và phông nền không có độ tương phản cao.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755