Nỗi sợ của trẻ đến từ đâu Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Nỗi sợ hãi sẽ luôn đồng hành trong hành trình lớn lên của trẻ. Thương con, không muốn bé bị giật mình hay nơm nớp sợ về một điều gì đó thì phụ huynh phải học cách xua đi nỗi sợ hãi của con phụ huynh nhé.
1, Nỗi sợ hãi là gì?
Đa số nỗi sợ hãi ở trẻ mang tính tạm thời. Lúc này bé sợ nước, lúc khác bé lại sợ ma, rồi sợ đi họ. Nó sẽ qua đi theo năm tháng. Phụ huynh chỉ cần hiểu tâm lý và tác động khéo để nỗi sợ của bé chấm dứt sớm. Trường hợp sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh, phụ huynh không thể tự mình giải quyết mà cần tới sự can thiệp của bác sĩ và chuyên gia tâm lý.
Các nghiên cứu cho thấy, mỗi con người chúng ta có hai nỗi sợ bẩm sinh cơ bản. Đó là sợ ngã và tiếng động lớn.
2, Cách nào mà cha mẹ có thể áp dụng ngay
Nếu trẻ phải trải nghiệm các điều mới lạ có thể gây sợ hãi, phụ huynh hãy luôn đồng hành cùng trẻ, hướng dẫn trẻ tập quen dần với những thay đổi đó.Khi phụ huynh tham gia thử thách cùng trẻ, thì bạn và trẻ cùng chơi. Phụ huynh không có trách nhiệm làm thay trẻ. Bạn có thể hỗ trợ trẻ, nhưng đừng làm thay trẻ. VD, trẻ đòi tự mặc quần áo thì cứ để trẻ mặc quần áo, tự xỏ ống tay. Khi cần, bạn xin phép như “con cần thì nói mẹ nhé, mẹ có thể giúp con kéo cái này thì dễ hơn”.
Tùy vào mục đích mà kết quả trò chơi mang lại. Bạn nên tổ chức các trò chơi tập thể bố mẹ con cái như “quẹt mực vào tay, vào mặt khi trả lời sai”. Sau 2-3 lượt chơi, dùng chiếc gương để cho trẻ thấy không ai là không có lần sai, mặt ai cũng sẽ lấm lem mực, trông thật tức cười. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng không ai luôn đúng hay sẽ luôn làm sai.
Nắm rõ các nỗi sợ sẽ giúp các cha mẹ biết cách an ủi, vỗ về trẻ. Điều quan trọng là dù trẻ đối mặt với bất kì nỗi sợ nào, hãy cho trẻ thấy mình luôn được cha mẹ bên cạnh bảo vệ.
Khi trẻ biết nói, hãy luôn lắng nghe các tâm tư suy nghĩ và chia sẻ với trẻ.
Theo sát việc học tập, sinh hoạt của trẻ ở trường (thông qua lới kể của trẻ hoặc liên lạc qua giáo viên chủ nhiệm). Cần phát hiện sớm các tình trạng bạo lực học đường để tránh ảnh hưởng tâm lý trẻ về lâu dài.