Nhân quyền luôn là một vấn đề trong những vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Được công nhận và chính thức ban hành vào năm 1948 tại Pháp, tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã gây được tiếng vang rộng khắp hành tinh. Từ đó tới nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhân loại ngày càng đẩy cao các hoạt động nhằm đảm bảo và cải thiện quyền lợi cơ bản của con người.
Gần 70 năm đã qua kể từ khi vấn đề nhân quyền lần đầu tiên được nhắc tới. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn tồn tại rất nhiều số phận đang phải hứng chịu những khổ đau, thiệt thòi và không có cơ hội được hưởng các quyền lợi cơ bản nhất.
Vì vậy, rất nhiều poster, chiến dịch nhằm nâng cao dân trí và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với những con người kém may mắn đã được thực hiện ở nhiều quốc gia.
"Màu da không phải yếu tố quyết định tương lai của bạn" - Thông điệp trên một poster tại Pháp.
Những poster sáng tạo này được dán phổ biến tại các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với nội dung lên án quan điểm lỗi thời về vai trò người phụ nữ.
Thụy Sĩ kêu gọi sự chia sẻ, quan tâm của cộng đồng nhằm phát hiện và bảo vệ những người đang phải chịu sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần: “Các nạn nhân bạo hành cũng là những người giống như tôi và bạn”.
Australia đã dán thông điệp “Đối với người vô gia cư, mỗi ngày đều là một cuộc đấu tranh sinh tồn” lên các thùng rác nhằm cải thiện ý thức của người dân trong việc sử dụng thực phẩm.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng tiết kiệm thực phẩm và ủng hộ phần còn lại cho người nghèo khó.
Chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh của nhiều dân tộc, gây ra nỗi đau và sự tổn thất lớn cho nhân loại. Một poster rất sáng tạo mang tên “ Gậy ông đập lưng ông” được dán khắp các cột trụ để phản đối chiến tranh Iraq.
Thụy Sĩ đã tổ chức một chiến dịch poster rất sáng tạo với các hình ảnh đặt trên đường phố mang thông điệp “Trẻ em phải đi lính tuy không xảy ra ở ngay trước mắt bạn, nhưng điều đó là có thật”.
Rất nhiều poster tại Pháp được dán tại nơi công cộng nhằm kêu gọi các bậc phụ huynh nâng cao cảnh giác, bảo vệ con em mình với thông điệp “Tội phạm ấu dâm có thể ẩn mình trong chiếc điện thoại của con bạn”.
Chính quyền Australia đã mở một chiến dịch lên án sự vô cảm của cộng đồng và kêu gọi tinh thần nhân ái, cưu mang chia sẻ với những trẻ em bị bỏ rơi.
Một chiến dịch dán poster trong mỗi chiếc xe đẩy siêu thị tại Nam Phi đã gây được chú ý của dư luận với lời nhắn nhủ giản dị nhưng cảm động: "Giúp đỡ thực phẩm cho những người đói khổ thật dễ dàng".
Một trong những hành động đáng lên án trên mạng xã hội Facebook hiện nay là việc chia sẻ những bức ảnh “câu like” với nội dung như “Một triệu like thể hiện sự thương cảm cho em bé bất hạnh”. Vì vậy, Singapore đã thực hiện chiến dịch với thông điệp “Tick LIKE là vô ích. Hãy tình nguyện giúp đỡ để thay đổi cuộc sống này”.
(Nguồn tham khảo: Demilked/Bored Panda)
Viết bình luận