Những kỹ năng nào phù hợp cho trẻ mầm non Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
1. Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Khi trẻ bắt đầu đi học tại các trường mầm non, ngoài tiếp cận kiến thức trẻ cũng bắt đầu với một hoàn cảnh mới, bắt đầu cuộc sống tập thể. Việc được trang bị thêm những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác sẽ giúp bé dễ dàng vui chơi, hoà nhập cùng mọi người hơn.
Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi này sẽ giúp bé biết cách tự lập, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để ngày một lớn lên và trưởng thành.
2, Những kỹ năng nào phù hợp cho trẻ mầm non?
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhiều không thể đếm được hết, các bậc phụ huynh nên áp dụng một số kỹ năng cơ bản, cần thiết như sau:
2.1. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng ứng xử rất quan trọng. Kỹ năng này sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh hơn. Một số kỹ năng gio tiếp ứng xử mà phụ huynh có thể dạy cho bé: chào hỏi người lớn, tôn trọng mọi người, không vòi vỉnh khóc lóc để đòi bằng được món quà, với em bé nhỏ tuổi hơn phải nhường nhịn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc…
2.2. Kỹ năng làm chủ tâm lý và cảm xúc
Để con học được những kỹ năng này, chính phụ huynh sẽ là người làm gương bằng cách biết làm chủ cảm xúc, bình tĩnh khi giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt, giao tiếp với trẻ. Khi trẻ có thái độ không đúng mực, phụ huynh hãy cho trẻ thời gian suy xét, giải thích, khuyên răn. Qua đó, trẻ sẽ hiểu được thái độ, cách cư xử và suy nghĩ của mọi người để điều chỉnh cảm xúc bản thân.
2,3. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trong những kỹ năng sống trẻ mầm non cần thiết, kỹ năng tự bảo vệ bản thân là kỹ năng quan trọng, kể cả đối với người lớn. Cho trẻ theo học các lớp tự vệ cơ bản, các lớp rèn luyện thể chất phù hợp. Ví dụ khi đối mặt với tình huống bị bắt nạt, trẻ có thể tự xử lý, hoặc dùng lời nói để làm giảm bớt tính nghiệm trọng của xung đột.
2.4. Kỹ năng tự lập, tự căm sóc bản thân
Các bậc phụ huynh dạy trẻ những việc cơ bản như là: Đánh răng, lấy đồ ăn thức uống, tự mang giày, tự biết cách đội mũ khi ra ngoài… Bé sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn khi không có phụ huynh kề bên.
Trẻ con có tính rất ham vui. Nhiều hôm bé bày đồ chơi hoặc vứt áo quần lung tung rồi chạy đi cùng với bạn bè… Thông thường phụ huynh sẽ là người dọn thay. Đừng làm vậy. Phụ huynh hãy tạp cho bé thói quen dọn dẹp và cất đồ chơi, áo quần từ nơi con lấy ra. Gọn gàng hết rồi thì con mới được đi chơi tiếp.
Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ là người tốt, giàu tình thương và có lòng trắc ẩn. Để được như vậy, ngay từ khi còn học mầm non, hãy dạy bé cách quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh.