Những kỹ năng nào là cần thiết cho học sinh cấp ba Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Có kiến thức chuyên môn, sách vở là tốt nhưng chưa đủ, có rất nhiều kỹ năng mềm mà các em học sinh cần phải rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp ba thi lên đại học.

1, Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kỹ năng cần thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Có thể kể đến một số kỹ năng cơ bản như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi, kỹ năng quản lý đội nhóm,…

2, Tại sao cần rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh cấp ba càng sớm càng tốt?

Ngày nay, kỹ năng mềm thường xuyên được ứng dụng trong cuộc sống, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc và sự thành công của mỗi.

Kĩ năng mềm đối với các học sinh phổ thông vô cùng quan trọng. Nếu kĩ năng mềm không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của học sinh. Đặc biệt là học sinh cuối cấp thi lên đại học, bởi sự thay đổi môi trường học tập rõ rệt, xa hơn nữa là môi trường làm việc.

3, Những kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh cấp 3 

3.1. Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình 

Kỹ năng giao tiếp thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Khi bạn nắm được những kỹ năng giao tiếp chúng sẽ tạo ra sự thuận lợi trong học tập, cuộc sống hằng ngày và công việc sau này 

Bạn có biết một điều rằng, dù bạn học giỏi đến đâu đi nữa, mà bạn không biết cách để thể hiện nó, diễn đạt những ý tưởng, nói cách khác là bạn không có kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh thì bạn khó mà có kết quả học tập xuất sắc

3.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

3.3. Kỹ năng lắng nghe tích cực và biết đặt câu hỏi 

Người giao tiếp giỏi là người biết đặt câu hỏi và lắng nghe tích cực. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, điều này được thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, biết phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời biết đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.

3.4. Kỹ năng đàm phán, thương lượng. 

Một người có kĩ năng đàm phán, thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên. Kĩ năng thương lượng có liên quan đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác và khả năng giải quyết vấn đề.

 3.5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.

 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. 

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán thương lượng, kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

3.6. Kỹ năng hợp tác.

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội hiện đại, bởi trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755