Những cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Là cha mẹ, ai cũng luôn muốn được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ con mình. Tuy nhiên, yêu thương con cái không có nghĩa là bạn lúc nào cũng bảo bọc, nâng niu bé. Thay vào đó, hãy dạy bé cách tự lập, để bé được trải nghiệm mọi thứ, còn bạn chỉ đứng bên cạnh hướng dẫn và chỉ ra những điều chưa đúng cho con. Bạn có thể tham khảo các cách dạy con tự lập sau đây cùng You Can Now để giúp bé hoàn thiện các kỹ năng sống hơn nhé.

1. Tập cho trẻ tính tự quyết định

Với những thứ đơn giản như quần áo của bé, cặp túi, giày dép...hãy để cho bé tự lựa chọn. Phần lớn những phương pháp nuôi dạy con thông minh đều chỉ ra rằng, bố mẹ không nên quá cứng nhắc, bắt buộc bé phải nghe theo quyết định của phụ huynh. Điều mà bố mẹ cần làm chỉ là đưa ra lời khuyên để bé có thể có những lựa chọn tốt hơn.

2. Để bé tự làm việc cá nhân

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ở giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi, cha mẹ nên dạy bé tự giác trong việc ăn uống. Sau 10 tháng tuổi, bé có thể ăn các loại thực phẩm mềm và nhỏ, ngoài ra bé cũng tự cầm nắm, bốc hoặc xúc đồ ăn dễ dàng.

Ngoài ra, ba mẹ có thể để bé chơi cùng các dụng cụ ăn để bé độc lập, tự giác hơn, đồng thời kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên để bé tự mặc quần áo, sắp xếp tủ sách, trang trí bàn học, dọn dẹp phòng ngủ... Còn với những bé từ 10 tuổi trở lên, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách sắp xếp tủ quần áo, cách giặt khăn lau mặt, giặt nón của mình... Đây là cách giúp bé tự lập, biết cách chăm sóc những vật dụng cá nhân. 

3. Dạy con tự giác

Tính kỷ luật và chủ động là điều vô cùng cần thiết ở mỗi người, kể cả trẻ mới lớn. Bố mẹ hãy tập cho bé tính tự giác như chủ động về giờ giấc học bài, thức dậy, đánh răng...hay có thể tự giác phụ bố mẹ việc nhà như lau nhà, rửa chén... Điều này sẽ giúp con không bị bỡ ngỡ khi rời xa vòng tay cha mẹ; đồng thời giúp bé tự chăm sóc tốt cho bản thân. 
Khi bé lên 4 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé tập rửa chén. Tuy vậy, ba mẹ nên lưu ý lựa chọn nước rửa chén lành tính, dịu nhẹ sẽ để không làm ảnh hưởng đến da tay nhạy cảm của con.

4. Dạy con tự kiểm soát cảm xúc

Một phương pháp dạy con tự lập khác bố mẹ có thể áp dụng đó chính là dạy con tư kiểm soát cảm xúc. Bé có thể vui chơi thoải mái, tuy nhiên phải biết điều tiết cảm xúc của mình, không nên nổi nóng, đánh nhau với bạn bè, không nên gào thét nơi đông người... 
Việc không dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai, đặc biệt là về mặt tinh thần và tính cách. Trẻ sẽ dễ trở nên nóng tính, cáu giận và không quan tâm đến cảm xúc người khác.

5. Cho bé tự trả lời những câu đố cuộc sống

Bố mẹ thường có thói quen sợ bé tiếp xúc và trả lời những câu hỏi từ người lạ. Điều này không sai. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, bố nên cho bé tự trả lời những câu hỏi từ người khác để trẻ dạn dĩ hơn.

6. Cho phép con được sai

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo là cho phép con được làm sai. Không ai tránh khỏi việc mắc sai lầm. Quan trọng là sau sai lầm đó, chúng ta rút ra được bài học gì. Vậy nên, bố mẹ hãy để con được phép sai. Nhưng sau đó hãy hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa đúng trong việc bé làm. Sau nhiều lần như vậy, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm và tự lập, chủ động xử lý trong mọi tình huống.

7. Cho bé được đóng góp ý kiến

Hãy để bé nhà bạn được thỏa sức đóng góp ý kiến, nên lên quan điểm của riêng mình. Qua việc này, bố mẹ sẽ hiểu được bé hơn và tập cho bé hình thành khả năng lập luận riêng của mình. 

8. Giao trách nhiệm cho con

Việc dạy con sống tự lập không có nghĩa bé phải bắt đầu quản lý tài chính của gia đình hay đưa ra các quyết định lớn. Sự độc lập cần bắt đầu từ chính bản thân bé. Ví dụ như bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại, hãy nhờ con giúp đỡ.
Bạn chỉ cần giao cho bé những công việc đơn giản như lập danh sách món bạn có thể cần, hoặc sắp xếp hành lý cho chuyến du lịch ngắn ngày.

9. Tránh nắm tay hay bế dỗ trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa việc hướng dẫn bé với nắm tay và liên tục can thiệp vào hành động của trẻ khi trẻ làm sai hoặc làm việc gì đó mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết.

Khi bé còn nhỏ, tốt nhất là bạn nên hướng dẫn cho con bạn cách thực hiện hoặc gợi ý cho bé, để bé có thể phát huy khả năng, thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bé đã lớn hơn, hãy để bé tự tìm đến sự giúp đỡ của bạn nếu bé cần thiết, tránh can thiệp một cách vô cớ. 

10. Luôn đồng cảm với con

Con bạn đang học cách phải tự lập và điều này sẽ không dễ dàng gì đối với bé. Vì thế, hãy đồng cảm với bé, không nên la mắng hoặc hạ thấp con, ngay cả khi bé không thể làm được điều đơn giản nào đó. Hãy ở bên cạnh và hỗ trợ bé khi bé cần và không nên phán xét bé.

11. Giải quyết vấn đề một cách độc lập

Bé có thể gặp phải một số vấn đề nào đó liên quan đến trường học hoặc liên quan đến anh chị em, bạn bè. Lúc này, bạn hãy cho con bạn biết rằng bé cần tự giải quyết một số vấn đề nhất định và bạn không thể giúp con giải quyết những vấn đề đó. Bạn có thể hướng dẫn cho bé nếu cần bằng cách cung cấp cho bé một góc nhìn khác của tình huống.

12. Luôn cổ vũ khích lệ

Khi bé thực hiện một việc gì đó đúng đắn hoặc tự mình làm một việc gì đó, đừng ngần ngại khen ngợi và cho bé biết bạn tự hào thế nào. Những phản hồi tích cực là điều cần thiết trong việc xây dựng tính cách của con bạn.

Có một sự khác biệt khá lớn giữa việc dạy một đứa trẻ mới biết đi tự lập và dạy chúng tự thực hiện một số hoạt động. Nhưng khi bé đã làm quen với môi trường ở trường học, bạn có thể yêu cầu bé thực hiện các hoạt động đơn giản. Điều này sẽ xây dựng tính tự tập bên trong bé.
 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755