Nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh sau đợt nghỉ dài kỷ lục vì dịch Covid Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, việc được quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Ngay cả khi bạn có thể thuê cho con mình những gia sư, giáo viên tốt nhất, thì việc có bố mẹ quan tâm, chia sẻ, định hướng là không thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. Việc định hướng này sẽ quyết định 60-70% sự thành công và tính cách của trẻ sau này.
Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở:
- Kỹ năng tự khẳng định bản thân
- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
- Kỹ năng tự tin thể hiện trước đám đông
- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn
- Kỹ năng đánh giá người khác
Mâu thuẫn giữu ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn làm chủ được mình trong gia đình lẫn xã hội với ý thức các em vẫn còn trẻ con trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô, đã nảy sinh những xung đột mà em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.
Kỹ năng sống cần trang bị cho tuổi thanh thiếu niên là những kỹ năng nào ?
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử lý
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ nhóm
- Kĩ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý
Rèn luyện kỹ năng sống cho con bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình lâu dài cần sự hợp tác giữa gia đình ,nhà trường và xã hội.Tuy nhiên ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh có thể định hướng cho con bằng các kỹ năng cần thiết qua một số phương pháp của người Nhật sau đây:
Một, không áp đặt trẻ
Việc áp đặt trẻ là một phương pháp dạy con không khoa học. Bạn cũng thử nghĩ xem, việc bạn bị ai đó áp đặt và cũng như ép buộc bạn làm gì đó, có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và nếu phải làm thì cũng làm cho qua và chống đối. Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, nếu bé học những môn mà bé yêu thích hãy đầu tư để bé có thể thể hiện khả năng của mình
Hai, tự lập
Những bà mẹ người Nhật rất chú trọng vào dạy đứa con của mình, tự lập là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu. Tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ người Nhật chú trọng dành cho con: thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt
Ba, Cho con trải nghiệm và làm quen với môi trường ngay từ khi còn nhỏ
Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen một đứa trẻ sinh ra thì ít nhất sau 3 tháng còn lâu hơn mới được bế ra ngoài; còn phải buông kín người để ánh nắng khỏi chiếu vào và kiêng kỵ nhiều thứ.Có lẽ nhiều người Việt Nam thắc mắc rằng, ở Nhật trẻ mới 2 tuổi đã được bé đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm hay được 3 đến 4 tháng tuổi Bố mẹ người bé đầu trần được mẹ điệu dưới cái nắng cái mưa mà chẳng cần mũ
Bốn ,cho tập luyện thể thao từ nhỏ
Nếu sang Nhật bạn có thể nhìn thấy các trung tâm Giáo dục thể chất cho trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ ở độ tuổi 6 đến 7 tháng là trẻ có thể để bắt đầu đi tập Gym để nâng cao sức khỏe, làm quen với các bạn khác cùng trang lứa
Năm, coi trọng giáo dục đạo đức trong gia đình
Văn hóa kính trên nhường dưới là kỹ năng sống rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á kể cả ở Việt Nam. Ở Nhật họ đánh giá rất cao yếu tố phẩm chất con người qua những hành vi đạo đức từ những hành động rất nhỏ. Chính vì thế, bố mẹ coi trọng đạo đức của các thành viên trong gia đình đặc biệt hay quá là khi giáo dục cho con trẻ
Sáu, lắng nghe và trò chuyện cùng con
ở Nhật, họ học cách kiên nhẫn, chú ý lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của con em mình. Sau đó, bố mẹ sẽ giải đáp những điều bé băn khoăn và giảng dạy, giao tiếp cùng con, không chặn họng khi con nói, không gặt phăng đi, phản đối hay quát mắng