Nhập môn chụp ảnh - Bài 2: Tốc độ (Speed) Kiến thức chung

Tốc độ chụp là gì?

Về cơ bản – tốc độ chụp là ‘khoảng thời gian màn trập mở (để đưa ánh sáng vào)’

Trong nhiếp ảnh phim truyền thống, tốc độ chụp (Shutter Speed) là độ lâu của thời gian mà phim được tiếp xúc với cảnh đang được chụp. Tương tự như vậy, tốc độ chụp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng là thời gian mà cảm biến ảnh thu nhận cảnh đang được chụp, đó chính là thời gian máy ảnh mở màn trập để thu nhận ảnh.

                                           index

Những đặc điểm xung quanh tốc độ chụp:

·         Tốc độ chụp được tính bằng giây – hay trong đa số trường hợp là một phần của giây. Mẫu số lớn hơn sẽ có tốc độ chụp cao (nhanh) hơn (thí dụ 1/100 sẽ nhanh hơn 1/30).

·         Tốc độ chụp là 1/60 giây hoặc nhanh hơn được sử dụng trong hầu hết các trường hợp- Nếu chụp với tốc độ chậm hơn máy sẽ dễ bị rung – ảnh sẽ xuất hiện các nét nhòe.

·         Cần chân máy hoặc điểm tựa khi sử dụng máy với tốc độ chụp trên 1/60 giây– Nếu sử dụng tốc độ chụp thấp (chậm hơn 1/60) bạn sẽ phải cần đến tripod (chân máy) hoặc một số kỹ thuật giúp ổn định hình ảnh (image stabilization).

·         Tốc độ chụp trong máy thường có sẵn các thiết lập thông số – với giá trị gấp đôi lẫn nhau, như 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8… Tương tự như khẩu độ, cần nên lưu ý khi tăng thêm một nấc tốc độ, tốc độ chụp sẽ tăng gấp đôi song lượng ánh sáng đi vào cũng giảm đi một nửa và ngược lại.

·         Một số máy ảnh cho phép chụp với tốc độ rất chậm – lớn hơn 1 giây, như 1 giây, 10 giây, 30 giây… Đây là những tốc độ được dùng trong trường hợp ánh sáng rất thấp, khi sử dụng các hiệu ứng đặc biệt hoặc khi đang muốn truyền tải chuyển động trong bức ảnh. Một số máy ảnh còn cung cấp tuy chọn tốc độ B (hoặc Bulb), chế độ này cho phép người chụp kiểm soát tốc độ chụp bao lâu tùy thích.

·         Khi xem xét để chọn tốc độ khi chụp một tấm ảnh, bạn nên luôn tự hỏi chủ thể cần chụp chuyển động ra sao và làm thế nào để nắm bắt được chuyển động đó – Nếu chủ thể chuyển động bạn có 2 sự lựa chọn : “đóng băng” chuyển động hoặc làm mờ để truyền chuyển động.

·         Để đóng băng một chuyển động trong ảnh chụp - bạn sẽ cần một tốc độ chụp nhanh hơn, tương tự nếu muốn làm mờ chuyển động, bạn cần tốc độ chụp chậm hơn. Tốc độ chụp còn phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của vật thể và tỉ lệ mờ mà bạn mong muốn nữa.
                                           balloon1

Ảnh – Đóng băng chuyển động

·     

                                                motionblurphotos16

Ảnh – Làm mờ chuyển động

·         Độ dài tiêu cự và tốc độ chụp - Một điểm khác mà ta cần phải lưu ý khi chọn tốc độ chụp là chiều dài tiêu cự của ống kính mà ta đang sử dụng. Ống kính có tiêu cự dài hay phản ánh các lỗi rung của máy trên ảnh nhiều hơn, vì thế bạn cần phải chụp với tốc độ nhanh hơn (trừ khi ống có hỗ trợ chống rung – VR hay IS) . Quy tắc vàng trong nhiếp ảnh là sử dụng tốc độ chụp có mẫu số lớn hơn tiêu cự đang sử dụng. Lấy ví dụ khi bạn đang sử dụng tiêu cự 50mm tốc độ 1/60 giây là hợp lý, nhưng khi sử dụng tiêu cự 200mm hãy tăng nó lên tầm 1/250 giây.

Kết hợp tam giác phơi sáng

Bạn nên lưu ý rằng : Đừng bao giờ tách biệt tốc độ chụp ra khỏi 2 thành phần còn lại trong tam giác phơi sáng (khẩu độ và ISO). Khi bạn thay đổi tốc độ chụp, bạn cũng sẽ cần thay đổi một trong hai, hoặc cả hai thành phần kia để tạo sự cân bằng trong phơi sáng.
Lấy ví dụ khi tăng tốc độ chụp lên một nấc (ví dụ từ 1/125 lên 1/250) bạn đã giảm lượng ánh sáng của ảnh đi một nửa. Để bù lại, bạn cần phải tăng khẩu lên một f-stop (ví dụ từ f16 lên f11) hay chọn ISO ở mức cao hơn (ví dụ từ ISO 100 lên ISO 400).

Theo DPS

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755