Nghệ thuật beatbox ở Việt Nam phát triển như thế nào? Khóa học Beatbox

Beatbox là yếu tố cơ bản thứ 5 trong hiphop. Beatbox có thể hiểu một cách đơn giản là bắt chước những âm thanh của nhạc cụ cổ điển hay hiện đại như: Một dàn trống, tiếng DJ, Các Bộ Gõ, Tiếng Nhạc và rất nhiều loại âm thanh khác. Khi ta giả một  đoạn nhạc bằng miệng với nhiều âm thanh khác nhau thì có thể gọi đó là một đoạn beat, và người sử dụng thành thạo những âm và nhịp khác nhau trong beatbox được gọi là beatboxer.


Ở Việt Nam thì beatbox cũng khá phát triển nhưng hầu như đều ở các thành phố lớn. Và những người đầu tiên đưa beatbox vào nước ta có thể kể đến MK, Tùng Kon, Hùng Ka, Loe, Linh C,.... là những người khá Pro trong nghệ thuật BeatBox. Còn trên thế giới thì có rất nhiều cao thủ như: Eklips, Robeat, KillaKela, Joel Turner, Roxorloop,...

Beatbox được xem là một bộ môn nghệ thuật còn mới mẻ tại Việt Nam. Hình ảnh các bạn teen phóng khoáng, với gu thời trang trẻ trung và năng động trong các video beatbox được up lên hàng ngày trên Youtube đã chứng tỏ gần đây, beatbox đang ngày được ưa chuộng tại nước ta và giới trẻ cá tính tò mò ham học hỏi không thể bỏ qua bất kỳ một xu hướng nào trên thế giới cả.

Ngoài ra, một số cuộc thi về beatbox cũng đã được tổ chức ở Việt Nam. Đây được đánh dấu một bước đệm và là một sự khuyến khích không nhỏ cho các beatboxer tại Việt Nam. Beatbox đã du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, tạo nên một “cơn sốt” dành cho nhiều bạn trẻ. Thế nhưng phải chờ đến Z20, beatbox mới có một “sàn đấu” đúng nghĩa dành cho các beatboxer trên toàn quốc.

Tuy chỉ là một sân chơi “cây nhà lá vườn” thếnhưng cuộc thi đã thu hút rất nhiều bạn trẻđam mê beatbox tới tham dự. BGK của cuộc thi đều là nhữngbeatboxer kì cựu: Phong Teo, Tuấn SS, Nam Còi, đặc biệt là Mr T.

Mr.T chia sẻ: “Từ trước tới giờ, chỉ có những cuộc thi nhỏ diễn ra ở miền Nam hoặc miền Bắc. Anh em beatboxer ba miền đã họp lại với nhau và quyết định tổ chức ra một giải toàn quốc để giúp cho các bạn phát triển môn Beatbox hơn ở Việt Nam trong tương lai.”

Hiện nay, trong giới beatbox Việt có những cái tên “vụt sáng” như beatboxer Minh Kiên, Linh C, Mr T,.. Có thể nói đây là những người tiên phong và truyền cảm hứng về bộ môn nghệ thuật hấp dẫn này cho rất nhiều bạn trẻ.

 Beatbox chỉ mới du nhập vào Việt Nam vài năm nay nhưng nhanh chóng được giới trẻ hưởng ứng. Với những bạn trẻ đã lỡ đam mê hiphop thì khó có thể bỏ qua vì đây được coi như một thành tố của văn hóa hiphop. "Với những người tập beatbox thì lâu dần thành một thói quen, miệng không hoạt động là không chịu được, ngay cả lúc đi lên cầu thang cũng lẩm nhẩm các âm thanh này", Đạt nói.

Không chỉ có các bạn nam, nhiều bạn nữ cũng bị lôi cuốn bởi những tiếng "bụp bụp, chát chát" của beatbox. Dung (THPT Việt Đức), thành viên mới toe của câu lạc bộ "bén duyên" với beatbox qua câu lạc bộ ở trường. Hạnh (ĐH Quản lý công nghệ) hay Vân Anh, Mỹ (ĐH Ngoại thương) được bạn bè rủ tham gia rồi say mê lúc nào không hay.

Tuy nhiên, để có thể biểu diễn, người tập phải trải qua thời gian khổ luyện những âm thanh cơ bản như kick drum, snare drum và hi-hat (đặt theo tên 3 phần cơ bản của dàn trống), sau đó mới có thể thực hiện những âm thanh khó hơn như nhạc Jazz, nhạc sàn, DJ

"Để học được những âm thanh cơ bản cần thời gian từ hai đến ba tháng. Để trở thành một beatboxer chuyên nghiệp thì ngoài năng khiếu còn cần lòng đam mê thực sự, sự kiên trì bền bỉ", Hùng nói.

Theo các thành viên, ở Việt Nam chưa có tài liệu dạy beatbox. Các bạn trẻ đều lên mạng tìm kiếm, dịch các tài liệu, xem các clip của nước ngoài, tự học rồi chia sẻ với bạn bè, sau đó sáng tạo ra những âm thanh của riêng mình. Chính niềm đam mê đã kéo những người chơi beatbox lại với nhau.

Hiện, beatbox đã lan ra các thành phố lớn như Đà Nẵng, TP HCM, Hải Phòng. Trên một số diễn đàn, câu lạc bộ về "nhạc miệng" của một số trường trung học, đại học cũng được thành lập. Cộng đồng beatbox Việt Nam cũng có hẳn một diễn đàn cho riêng mình tại địa chỉ vietbeatbox.com.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755