Nghề nhiếp ảnh – Cơ hội và thách thức Kiến thức chung

Nếu bạn đã từng nghĩ nhiếp ảnh là cầm máy ảnh và nhấn nút chụp chứ không phải là một nghề thì hãy bỏ ý nghĩ ấy đi. Hiện nay, có thể nói nhiếp ảnh là một ngành nghề rất tiềm năng bởi nghệ thuật nhiếp ảnh đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống như báo chí, xuất bản, quảng cáo hay in ấn… Tuy nhiên, nghề nhiếp ảnh cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết này sẽ đề cập đến những cơ hội và thách thức của nghề nhiếp ảnh cho những ai có ý định dấn thân vào nghề này cân nhắc kỹ.

Cơ hội

Ngày nay, có một số nghề cụ thể trong nhiếp ảnh bao gồm phóng viên ảnh và người chụp ảnh nghệ thuật.

Phóng viên ảnh thường làm việc trong những hãng thông tấn, tòa soạn báo, tạp chí. Công việc chính của những phóng viên ảnh là chụp ảnh minh họa cho các bài báo. Những bức ảnh họ chụp phải thể hiện được một phẩn ý nghĩa muốn truyền tải của bài báo, với những sự kiện quan trọng trong cuộc sông đời thường, những bức ảnh mang tính thời sự đóng vai trò rất quan trọng.

Những người chụp ảnh nghệ thuật thì rất đa dạng về phong cách.

Nhiếp ảnh gia chụp chân dung thường làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, khách hàng tìm đến họ trong những mốc sự kiện từ quan trọng như đám cưới hay lễ tốt nghiệp đến những bộ khoảnh khắc đời thường như một lần đến chụp ảnh với hoa sen, một chiều lang thang hồ tây lộng gió… Nhu cầu chụp ảnh nghệ thuật ngày càng tăng cao nên mức thu nhập của các nhiếp ảnh gia dịch vụ cũng không phải con số nhỏ.

 Người chụp ảnh phong cảnh thường theo đuổi những cảnh đẹp quê hương, đất nước con người. Những bức ảnh họ chụp có thể được triển lãm và tham gia các cuộc thi hoặc dùng in vào sách ảnh, lịch.

Nhiếp ảnh quảng cáo thì hiện đang là một nghề khá thịnh hành hiện nay. Những bức ảnh họ chụp phải được lên ý tưởng, dàn dựng để có được những bức ảnh như mong muốn. Để có được những bức ảnh quảng cáo xuất sắc không hề dễ, tư duy thực tiễn và óc sáng tạo luôn phải đi liền với nhau, giống  như người họa sĩ phải vẽ ra được cái họ tưởng tượng trong đầu thì nhiếp ảnh gia quảng cáo phải chụp được cái mà họ mong muốn bức ảnh phải thể hiện được.

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội về nghề nghiệp, nghề nhiếp ảnh cũng có nhiều thách thức.

Trước hết, về cơ sở vật chất, nhiếp ảnh gia Milor Trần cũng có từng chia sẻ “Với những người mới thì thời gian đầu tiếp xúc với nghề cực khó khăn và tốn kém. Một studio kha khá cần ít nhất 4 – 5 chiếc đèn đánh sáng giá ngót nghét 20 triệu đồng/chiếc. Đó là chưa tính đến máy móc, ống kính…” Vì vậy, để bắt đầu nghề nhiếp ảnh đầu tiên phải có một nguồn vốn kha khá.

Trong lúc tác nghiệp, những khó khăn về đi lại để chụp phong cảnh, những nguy hiểm trong những chuyến chụp ảnh thời sự, hay người mẫu ảnh hay người hỗ trợ cũng có ảnh hưởng rất lớn. Khó mà có được bức ảnh ưng ý nếu những người mẫu ảnh không có kỹ năng biểu cảm khi chụp ảnh nghệ thuật.

Nhiếp ảnh là một nghề sáng tạo và nghiêm túc, nên hãy cân nhắc kỹ trước khi bạn đưa ra quyết định của mình.

Hiểu được điều này, trung tâm đào tạo You Can Now mong muốn mang đến cho những bạn trẻ và những người đam mê nhiếp ảnh một cơ hội để có thêm kinh nghiệm và thực tế trong ngành này. Chúng tôi hiện đào tạo các khóa nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quát đến chuyên môn. 

Hãy suy nghĩ và nếu thực sự đam mê, You Can Now sẽ không làm bạn thất vọng! 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755