Nếu bạn có một "ông sếp" nước ngoài, điều gì được coi là không phù hợp khi tương tác Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Không có một quy định nào bạn được làm hoặc không được làm với người quản lý của mình. Chỉ có một điều bạn cần lưu ý, đối với sếp người nước ngoài, họ sẽ không thấy thoải mái khi bạn tỏ ra quá thân thiết với họ. Bạn sẽ không cần mời sếp của bạn đi ăn vào buổi tối sau giờ làm việc. 

Nếu bạn làm việc với họ đủ lâu và hai người có thể trở thành bạn bè. Và bạn có thể thay đổi tùy theo tình huống. Tuy nhiên, ban đầu bạn hãy giữ khoảng cách và thái độ chuyên nghiệp với sếp của mình. 

You Can Now mách bạn một số mẹo giúp bạn xử lý những tình huống khó khăn với sếp, trong đó không loại trừ khả năng thay đổi công việc.

Không bao giờ phản ứng bằng cách cãi tay đôi: cách phản ứng này luôn làm tình hình trở nên xấu hơn. Trong trường hợp có tranh cãi, tốt nhất bạn nên hạ mình một tí: “Anh nói đúng, tôi xin lỗi” nhằm xoa dịu sếp. Sau đó từ từ phân tích cho sếp hiểu ý của bạn để cả hai đi đến thống nhất một vấn đề nào đó.

Thảo luận hơn là đối đầu: khi sếp phê bình, bạn không nên phản ứng dữ dội, tỏ ra đối đầu với sếp. Thay vào đó, bạn nên biến những lời chỉ trích của sếp thành một vấn đề để thảo luận về lợi ích, mục tiêu và hướng giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể yêu cầu sếp cho lời khuyên để bạn làm công việc tốt hơn.

Quan tâm đến sếp: một số xung đột thường xảy ra do không hiểu ý nhau, đặc biệt là khi có một sếp mới chuyển về. Điều này là hiển nhiên vì bạn và sếp chưa quen với cách làm việc của nhau. Vì thế, bạn nên tiếp cận, chủ động tìm hiểu xem sếp mới mong muốn nhân viên mình làm việc như thế nào và bạn cũng chia sẻ quan điểm của mình với sếp. Biết được những điều sếp thích và không thích sẽ tránh những xung đột xảy ra trong tương lai.

Nên giữ thái độ chuyên nghiệp: Nên phân biệt giữa ông chủ và công việc. Bạn có thể không thích sếp nhưng phải nghiêm chỉnh trong công việc. Hoàn thành công việc một cách tốt nhất như sếp mong đợi cũng như bạn hi vọng sếp hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Đánh giá hiệu suất làm việc của bạn: Trước khi cãi lại sếp, bạn hãy xét xem mình đã làm việc đúng hiệu suất chưa, có sai sót gì không. Tham khảo ý kiến các đồng nghiệm về hiệu suất làm việc của bạn. Hãy kiểm điểm bản thân trước khi chỉ trích sếp!

Tìm sự hỗ trợ: Nếu có nhiều người đồng tình với bạn, bạn sẽ có một lực lượng hậu thuẫn khi đối đầu với sếp. Sếp sẽ dễ dàng lờ đi hay công kích một nhân viên, nhưng sẽ rất khó khăn khi chống lại tất cả nhân viên của mình. Đoàn kết là một cách hay để tập hợp sức mạnh chống lại sếp khó tính.

Đừng phản ánh vượt cấp trừ phi đó là biện pháp cuối cùng: Đó không phải là một cách hữu hiệu để đối phó với sếp vì chỉ làm tăng xung đột nơi công ty. Sếp sẽ coi đây là hành động “đâm sau lưng” và sẽ rất khó khăn cho bạn trong công việc sau này. Ngoài ra, những đồng nghiệp nơi bạn làm việc có thể tố giác hành vi của bạn. Tốt nhất hãy nói chuyện với sếp của bạn trước và chỉ phản ánh vượt cấp khi đó là phương án cuối cùng.

Khen ngợi sếp: Thật dễ dàng để chỉ trích sếp của bạn nhưng những lời phê bình thường khiến sếp khó chịu. Mọi người đều thích khen ngợi, vì thế hãy cố gắng phát hiện và khen ngợi những điểm tốt của sếp.

Ghi nhận lại mọi việc: Nếu bạn muốn kiện cáo hay tranh cãi với sếp, bạn cũng có chứng cứ. Vì thế, hãy ghi lại bạn đã làm được những gì để đối chất với sếp.

Để mọi công việc lại công ty: Thói quen làm việc ở nhà sẽ không tốt cho bạn mà khiến thêm căng thẳng. Cố gắng giữ cho công việc tách biệt khỏi cuộc sống cá nhân của bạn. Điều này bao gồm cả việc kết giao với những người không làm việc chung với bạn để bạn có thể tách mình khỏi công việc thay vì mang chúng về nhà.

Luôn luôn có một kế hoạch B: Làm việc với một ông sếp không hợp ý, bạn sẽ dễ có nguy cơ mất việc khi sai phạm hoặc không làm vừa ý sếp. Vì thế, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một kế hoạch dự phòng như tìm một công việc khác hoặc một ông sếp khác.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755