Một số câu hỏi được coi là bất lịch sự khi hỏi người bạn gặp lần đầu đặc biệt là người nước ngoài Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

1. Các câu hỏi về số đo, tuổi tác

Người phương Tây rất ít khi hỏi tuổi của nhau và điều này có thể xem là thiếu lịch sự đối với một cuộc họp đầu tiên (đặc biệt là với phụ nữ). Lí do đơn giản vì họ không thích tạo cơ hội cho bạn đưa ra những đánh giá, phán xét về diện mạo so với tuổi tác. Còn lí do sâu xa là vì những khác biệt về tuổi tác không thực sự ảnh hưởng đến việc giao tiếp (không lằng nhằng như tiếng Việt mình mà chỉ có You và I) nên họ chẳng cần phải quan tâm đến vấn đề này. Đối với người Tây phương, con người ở độ tuổi nào cũng xứng đáng được tôn trọng như những người trưởng thành với nhau – kể cả đó là với một cậu bé mới vừa lên 5. Để biết được tuổi thật của họ, cách hay nhất là đừng đề cập gì đến điều này trong lần đầu gặp gỡ. Chờ đến khi mối quan hệ đủ độ thân thiết và bạn đã trở thành bạn của nhau trên Facebook, khi đó bạn sẽ biết họ bao nhiêu tuổi mà không cần mở miệng ra hỏi :).

Còn cân nặng, chiều cao và nhất là số do 3 vòng của phụ nữ chắc chắn cũng là những điều chẳng người nước ngoài nào muốn chia sẻ với một người lạ mới gặp. Nếu gặp một người khổng lồ trên 2 mét, những người thấp bé nhẹ cân hay mập quá khổ thì câu hỏi của bạn sẽ khiến họ thêm tự ti về ngoại hình.

2. Tiền bạc

Có một cái tật của người Việt mình là hay hỏi thăm nhau về lương bổng, dù ai cũng hiểu rằng đó là vấn đề hoàn toàn cá nhân. Nếu gặp người dễ tính, họ có thể sẽ nghĩ rằng bạn quan tâm đến họ và sẽ cho bạn câu trả lời, nhưng gặp người đa nghi thì sẽ không loại trừ khả năng họ nghĩ bạn là kẻ tò mò tọc mạch. Khi đối phương cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bạn về chuyện học bổng, lương bổng, thì họ sẽ tự nói ra với bạn trước.

Một vấn đề cần lưu ý nữa là giá trị các món đồ của người đó, nhưng tránh phán xét. Bạn có thể hỏi những câu chung chung, chẳng hạn: "Một chiếc Ipad Mini mới nhất là bao nhiêu nhỉ", chứ đừng nên nhìn chằm chằm vào Ipad của họ rồi nhận xét: "Bạn hẳn có rất nhiều tiền nên mới sắm được cái này".

3. Tôn giáo và chính trị

Đây có thể được xem là hai đề tài được liệt vào hàng cấm kị khi chuyện trò với người lạ. Cái tôi chính trị và tôn giáo của mỗi người vô cùng khác biệt và niềm tin của họ vào cái tôi của chính mình có thể nói là vô cùng vững bền. Ở nước ngoài, ngay cả cha mẹ và con cái vẫn có những khác biệt về quan điểm chính trị. Mỗi người đều có tự do trao gửi niềm tin cho bất kì tôn giáo, đảng phái nào. Nếu muốn tranh cãi vấn đề Tây Tạng hay biển đảo với các bạn Trung Quốc, tốt nhất là hãy chờ đến giờ Khoa học chính trị hay Quan hệ quốc tế với sự có mặt của "trọng tài" thầy/cô giáo.


 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755