Một người lãnh đạo có những phong cách gì Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

1, Phong cách lãnh đạo là gì?

“Phong cách lãnh đạo đề cập đến các phương pháp và hành vi của nhà quản trị khi thực hiện các nhiệm vụ như: giám sát, chỉ đạo,… nhân viên dưới quyền. Phong cách lãnh đạo của một người được xác định thông qua cách họ lập chiến lược và thực hiện kế hoạch để có thể đáp ứng được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của tổ chức cũng như việc quản trị nhân sự dưới quyền mình”.

Tại sao phong lãnh đạo lại quan trọng trong doanh nghiệp đến vậy?

Một nghiên cứu của chuyên gia báo trên Harvard Business Review, đã xem xét và phân tích hơn 3.000 nhà quản lý cấp trung để tìm ra những hành vi lãnh đạo cụ thể và ảnh hưởng của chúng đối với lợi nhuận. Kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý chịu trách nhiệm cho 30% lợi nhuận cuối cùng của công ty.

Bên cạnh đó, khi bạn biết được rõ sự giống và khác nhau của các phong cách lãnh đạo là gì, bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu và sự phù hợp của chúng – cho phép bạn làm việc theo cách phù hợp nhất với cá tính của mình.

2, Một số phong cách lãnh đạo 

2.1- Phong cách lãnh đạo độc đoán - Chuyên quyền
Với phong cách lãnh đạo độc đoán, nhà quản trị sẽ nắm giữ toàn bộ quyền lực ra ra quyết định. Họ thường giao việc cho nhân viên và chỉ ra cách thực hiện công việc mà không cần nghe ý kiến từ họ.

Nhiều người cho rằng phong cách lãnh đạo này sẽ tạo bầu không khí căng thẳng và hạn chế hiệu quả làm việc. Nhưng trong một số trường hợp phong cách này lại mang tới hiệu quả vô cùng lớn. Mặt khác, phong cách này cũng không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo và sai bảo nhân viên.

2.2 Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này trong những điều kiện sau:

- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.

2.3 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ là sự kết hợp của phong cách chuyên quyền và tự do. Một nhà lãnh đạo dân chủ là người thường xuyên tham khảo ý kiến và phản hồi của tất cả thành viên trong nhóm trước khi đưa ra quyết định dù lớn hay nhỏ. Từ đó nhân viên cảm thấy hài lòng và gắn kết hơn vì lời nói được lắng nghe và giá trị họ tạo ra được công nhận. Bởi vì kiểu lãnh đạo này thúc đẩy thảo luận và tham gia nên nó rất tuyệt vời với các tổ chức tập trung vào sáng tạo và đổi mới – chẳng hạn như ngành công nghệ.

Đặc điểm của người lãnh đạo dân chủ:

Cung cấp tất cả thông tin cho nhóm khi đưa ra quyết định.
Thúc đẩy mọi người chia sẻ ý tưởng nhiều hơn trong công việc.
Là người lý trí, có tính linh hoạt và giỏi hòa giải.

2.4. Phong cách lãnh đạo chỉ đạo 

Phong cách chỉ đạo thường được áp dụng cho nhân viên mới vào nghề hay với những người thực hiện công việc chưa tốt. Đây là phong cách mà người quản lý thường phải hướng dẫn nhân viên của mình để họ có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của nhân viên và đưa ra mọi quyết định về công việc, cũng như định hướng phát triển của công ty. Cấp dưới sẽ luôn phải nhận những chỉ đạo từ cấp trên và làm theo như những gì cấp trên yêu cầu. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo này thì người lãnh đạo sẽ trở nên độc đoán và không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhân viên của mình. 

ngoài ra còn rất nhiều phong cách khác nhau: Phong cách lãnh đạo giao dịch, Phong cách lãnh đạo chuyển đổi,Phong cách lãnh đạo uỷ quyền,...

3, Chọn một phong cách lãnh đạo cho riêng mình

Biết sử dụng phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với bạn là yêu cầu cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Vận dụng một phong cách đặc trưng, phù hợp với năng lực của bạn và biết kết hợp các phong cách khác theo yêu cầu của từng tình huống để đảm bảo nâng cao hiệu quả lãnh đạo của bạn.

3.1. Biết chính mình

Hãy bắt đầu bằng cách nhận thức rõ về thế mạnh của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách yêu cầu các đồng nghiệp đáng tin cậy mô tả những điểm mạnh của bạn. Bằng cách đó, bạn cũng có thể thực hiện đánh giá cách thức lãnh đạo của bản thân mình một cách toàn diện nhất.

3. 2. Hiểu về các phương thức lãnh đạo khác nhau

Hãy làm quen với “cách diễn” tốt nhất cho một tình huống nhất định. Bạn cần những kỹ năng mới nào để phát triển cách thức đó?

3. 3. Thực hành làm một lãnh đạo

Hãy tìm hiểu kỹ nội hàm các phong cách lãnh đạo. Lưu ý rằng khi chuyển từ cách thức lãnh đạo là thế mạnh của bạn sang các phong cách lãnh đạo khác, bạn có thể gặp một số thách thức lúc đầu. Hãy thực hành chúng cho đến khi bạn quen thuộc. Nói cách khác, đừng sử dụng một phong cách lãnh đạo khác như một cách tiếp cận “trỏ và nhấp”. Mọi người có thể ngửi thấy một phong cách lãnh đạo giả tạo của bạn cách đó một dặm bằng các quy tắc xác thực.

3. 4. Phát triển sự tương tác và hỗ trợ nhân viên trong phong cách lãnh đạo của bạn

Phong cách lãnh đạo truyền thống vẫn được vận dụng nơi làm việc ngày nay, nhưng cần phải kết hợp với các cách tiếp cận mới phù hợp với yêu cầu phát triển trong thế kỷ 21. Môi trường kinh doanh ngày nay đầy thách thức do nhân khẩu học thay đổi và sự kỳ vọng của nhân viên về một lực lượng lao động đa dạng. Điều này đòi hỏi một mô típ lãnh đạo mới, kết hợp hầu hết các phong cách lãnh đạo được nêu ở trên. 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755