Mẹo vặt lấy lòng khách hàng khi giao tiếp Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Hầu hết các nhân viên bán hàng hiện nay, đều đang gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với khách hàng nhằm tạo động lực thúc đẩy quyết định mua sắm của họ.
Là một nhân viên bán hàng am hiểu về tính chất công việc và sản phẩm của mình nhưng bạn chưa thể tận dụng được cơ hội phục vụ khách hàng trên cương vị một nhà tư vấn đáng tin cậy. Hoặc bạn mang đầy đủ những tính cách của một nhân viên bán hàng tuyệt vời, nhưng thông điệp bạn truyền tải đến khách hàng phần nào hơn cứng nhắc và chưa phản ảnh trọn vẹn viễn cảnh và chiến lược của công ty.
Đây đều là những khiếm khuyết khá phổ biến trong các hoạt động bán hàng ngày nay. Việc biểu lộ rõ nét và chính xác nhất các giá trị kinh doanh đích thực của công ty thông qua những cuộc đối thoại với khách hàng luôn là một thách thức lớn, thậm chí cả đối với những nhân viên bán hàng tốt nhất.
Chúng tôi giới thiệu đến các bạn 5 cách thức giao tiếp dưới đây giúp bạn dễ dàng lấy lòng khách hàng, nhờ đó truyền tải hiệu quả hơn những giá trị kinh doanh của công ty:
1. Tránh sử dụng ngôn từ công ty
Nhiều công ty đã xây dựng và truyền tải các thông điệp ở mức độ công ty, bao gồm những phát kiến ngôn từ đơn nhất hay những từ viết tắt có liên quan.
Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh của công ty tới các khách hàng.
Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.
Bạn cần nhớ rằng các khách hàng muốn biết rõ bạn giải quyết các khúc mắc như thế nào, còn chỉ các nhà phân tích mới mong biết bạn gọi nó là gì.
2. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết
Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại hiệu quả với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong giao tiếp với khách hàng.
Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, đưa ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.
3. Đảm bảo nó có ý nghĩa và đáng nhớ với các khách hàng
Có hai đề xuất ở đây.
Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.
Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu chuyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh.
Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Giao tiếp với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu chuyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.