Mẹo cơ bản chụp ảnh trong nhà Kiến thức chung

Trong thế giới nhiếp ảnh có biết bao nhiêu điều mới mẻ và thú vị mà chúng ta có thể khám phá. Điều quan trọng là kiến thức, sự sáng tạo, thời gian và cơ hội đến thì chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội cho mình để có thể tạo nên nhiều bức ảnh có tính nghệ thuật nhân văn cao. Có biết bao nhiêu kỹ thuật chụp ảnh mà những người yêu nhiếp ảnh muốn biết để làm phong phú nhật ký ảnh của mình.

Hầu hết các bạn đều đã học chụp ảnh và đi chụp ảnh thực hành dã ngoại nhưng các bạn đã chụp ảnh trong nhà chưa. Chắc chắn có những bạn đã từng chụp ảnh trong nhà nhưng cũng có bạn chưa từng thử chụp ảnh trong nhà. Thật sự mà nói nếu ban đầu bạn chưa biết kỹ thuật chụp ảnh trong nhà như thế nào thì khó có thể chụp được cho mình những bức ảnh đẹp.

Cách sử dụng đèn nháy ngoài hiệu quả

Đèn nháy ngoài được gắn vào khe cắm đèn nháy của máy ảnh và bạn không nên chiều thẳng đèn nháy vào đối tượng chụp. Hãy hướng đèn về phía trần nhà hoặc để ánh đèn chiều vào tường và nó sẽ phản chiếu trở lại theo một góc tương ứng.

Khi chụp ảnh bạn cần một đèn nháy gắn trên máy ảnh điều khiển và bổ sung, một đèn nháy thứ hai đóng vai trò nguồn sáng chính và một đèn nháy thứ ba ở sau lưng để cấp sáng cho hậu cảnh.

Bạn nên tránh sử dụng đèn nháy tích hợp

Khi bạn sử dụng đèn nháy tích hợp mặc dù hỗ trợ thêm ánh sáng cho ảnh nhưng chất lượng ảnh sẽ giảm rõ rệt và không mang lại cảm giác chân thật. Khi đó chúng ta không thể nào chụp được hình ảnh thật của căn phòng nếu dùng đèn nháy tích hợp.

Sử dụng kính tản quang

Kính tản quang có một hạn chế khi sử dụng đó là chỉ phát huy tác dụng trong một không gian nhỏ.


Kính tản quang được gắn vào đỉnh máy ảnh, trên khe cắm đèn nháy. Nó sử dụng một tấm gương để ánh đèn nháy dội lên trần nhà khi bạn để chế độ chụp phong cảnh, hoặc nếu bạn bật sang chế độ chụp chân dung, nó sẽ làm ánh đèn dội vào bức tường sau lưng bạn.

Áp dụng kiến thức về tam giác phơi sáng

Tam giác phơi sáng là một kiến thức nền tảng mà những người chụp ảnh cần phải nắm rõ. Ba yếu tố trong tam giác phơi sáng đó là: khẩu độ, ISO và tốc độ màn trập.


Hãy sử dụng một ống kính “nhanh” loại cho phép bạn mở rộng khẩu, giảm tốc độ màn trập xuống hai nấc, tăng ISO lên một chút. Tiếp theo hãy điều chỉnh từng nấc f-stop cho tới khi độ phơi sáng, độ sâu của trường ảnh và độ sắc nét đúng như ý muốn.

Hãy tìm cho mình vị trí thích hợp nhất

Hãy chọn cho mình một vị trí mà ánh sáng luôn luôn đủ và dịu, các bức tường có màu vàng ấm áp hay nơi có chiếc tủ trắng phản chiếu giúp ánh sáng chiếu khắp phòng.
Cửa sổ cũng là một vị trí tuyệt vời cho bạn. Hãy đến gần cửa sổ hướng bắc hoặc không tiếp xúc trực tiếp với mặt trời sẽ tạo ra các nguồn ánh sáng tuyệt vời cho các bức ảnh chân dung con người, hoa, tĩnh vật… Đối tượng càng gần cửa sổ, độ tương phản càng lớn giữa vùng tối và sáng. Bạn nên di chuyển đối tượng ra xa cửa sổ để giảm hiệu ứng.
 

Bấm máy

Sau khi công tác chuẩn bị xong hết và lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp thì việc cuối cùng của bạn là bấm máy. Hãy chọn cho mình các góc máy để chụp và có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên với các bức ảnh dưới các góc độ khác nhau. Chụp ảnh trong nhà sẽ cho bạn sự trải nghiệm mới và hãy thử ngay trong chính ngôi nhà của mình, chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời trong chính ngôi nhà của mình.
Trên đây là một vài chia sẻ về kỹ thuật chụp ảnh trong nhà mà Photolife muốn cung cấp cho các bạn. Khi các bạn đã nắm rõ các quy trình chuẩn bị cũng như các kỹ thuật chụp ảnh thì các bạn sẽ có những shot hình ấn tượng ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình. Chắc hẳn là một người yêu thích nhiếp ảnh bạn không chỉ muốn học kỹ thuật chụp ảnh trong nhà mà còn muốn tìm hiểu nhiều kỹ thuật chụp ảnh đỉnh cao khác để khám phá những điều huyền bí trong thế giới xung quanh chúng ta. Vậy hãy trang bị cho mình kiến thức nền tảng về nhiếp ảnh cũng như trau dồi các kỹ năng, kinh nghiệm chụp ảnh để có thể tự tin bước trên cong đường nhiếp ảnh.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755