Mẹo chụp ống tele chuẩn và đơn giản Kiến thức chung

Mẹo bỏ túi cho những người mới bắt đầu chụp ảnh bằng ống kính tiêu cự dài.

Chụp ảnh chim nói riêng hoặc động vật nói chung là một trong những kiểu ảnh được nhiều người chọn lựa. Với thể loại ảnh chụp này, chúng ta không thể dùng một ống kính tiêu cự ngắn bởi khi tiếp cận đến đối tượng sẽ làm chúng hoảng sợ mà chạy/bay mất.

Thay vào đó, lựa chọn tối ưu chính là ống kính tiêu cự dài (ống kính tele), nhưng thao tác ống kính này không phải là dễ, nhất là với những người mới lần đầu cầm vào. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề thao tác loại ống kính tele này, hãy xem những mẹo sau đây để có được những pô ảnh tốt hơn:

Quan sát trước rồi hẵng giơ máy lên

"Những người săn chim" (những nhiếp ảnh gia chụp chim) thường sử dụng kỹ thuật này để bắt được chủ thể tốt hơn. Khi ta nhìn với con mắt thường, mọi thứ đều ở một góc rộng nhất định và chúng ta có thể bao quát được cả bầu trời lẫn chú chim đang bay.

Tuy nhiên khi chuyển sang ống kính tele, mọi thứ đều được zoom vào và góc nhìn rất hẹp và thêm vào đó là chim thường hay đổi đường bay, nếu bạn cứ ngắm qua kính ngắm máy ảnh thì chẳng tài nào "dí" kịp chú chim ấy đâu.

Bí quyết trong trường hợp này cực kỳ đơn giản: quan sát kỹ chú chim ấy bằng mắt thường, luôn trong tư thế sẵn sàng, máy được đưa lên gần tấm mắt và luôn hướng máy theo đúng hướng bạn đang nhìn. Khi đã chắc chắn quen thuộc với hướng chim bay, nhanh chóng đưa máy lên ngắm và canh bố cục rồi bấm chụp, bảo đảm bạn sẽ bắt được chủ thể nhanh hơn đấy.

Để ở tiêu cự rộng trước, sau đó hãy zoom vào sau

Đây là một bí quyết khác để bạn có thể chụp ảnh bằng ống tele dễ dàng hơn. Cũng giống một phần ở bí quyết trên, trước tiên bạn cần quan sát chủ thể bằng mắt thường trước, đưa ống kính về tiêu cự rộng nhất để dễ lia máy theo đúng vị trí của chủ thể. Sau khi đã "khóa" được chủ thể trong khung hình, tiếp tục lia máy và vặn vòng zoom đến khi đạt được mong muốn.

Lưu ý: nếu bị lạc mất chủ thể, hãy trở về tiêu cự ban đầu và "săn" lại từ đầu.

Lấy nét trước ở tiêu cự rộng

Khi đang ở tiêu cự rộng, hãy cho máy lấy nét trước ở khu vực đó và khi bạn zoom lại gần, máy chỉ cần tốn một chút thời gian để lấy nét cho đúng chủ thể. Nếu bạn không làm theo bước này, máy vẫn có thể lấy nét được khi zoom lại, nhưng thời gian lấy nét có thể sẽ lâu hơn cách trên.

Chẳng hạn như ở tấm ảnh chú sóc dưới đây, vì biết chắc chú ta đang leo trèo ở khu vực thân cây này nên người chụp ảnh đã cho máy lấy nét vào thân cây từ lúc đang ở tiêu cự rộng, sau đó mới bắt đầu zoom vào và tiếp tục lấy nét sao cho chuẩn rồi bấm máy.

Tổng hợp

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755