Lịch sử typography: Old style - Kiểu cổ điển Kiến thức chung

Trong phần đầu tiên của series này, chúng ta đã biết về Kiểu Nhân Văn với đường gạch ngang nghiêng ở chữ "e"; Chúng ta đã xem xét chúng trong bối cảnh lịch sử, và nhìn sâu hơn một số đặc điểm khác biệt và những cải tiến sau này.

 

Hôm nay chúng ta tiếp tục đi theo dòng thời gian và dành chút thời gian của mình để khám phá mặt chữ Cổ điển – Old Style vô cùng tuyệt vời.

 

Những kiểu Nhân Văn như chúng ta đã khám phá có một nguồn gốc vững chắc trong nghệ thuật Thư Pháp (Calligraphy). Với những kiểu Cổ điển, chúng cũng có nguồn gốc chung, chỉ ra một sử khởi đầu đáng chú ý từ ý tưởng đơn giản là cố gắng bắt chước chữ viết tay của những học giả và thầy thông giáo người Ý những năm đầu thế kỷ.

 

Từ thời gian này, chúng ta có thể thấy những chữ được đưa vào khuôn đúc, và đó là một dấu ấn rất thú vị trong lịch sử nhân loại.

 

Đặc điểm Cổ Điển – Old Style

Cổ điển – Old Style (hoặc là Garalde) khởi đầu nhằm chứng minh một kỹ thuật tinh tế hơn – tiến tới sự tiến bộ trong các kỹ năng tạo khuôn chữ (punchcutter).

 

Kết quả là các kiểu chữ Old Style có sự tương phản tốt hơn giữa các nét dày và mỏng, chúng sắc nét, tinh tế và đại chúng hơn. Bạn có thể thấy điều này trong hầu hết các kiểu chữ có chân – Serifs: trong các kiểu Old Style, chân chữ nằm trên ascenders có dạng hình nêm (xem chú thích 1.1)

 

Một số thay đổi chính có thể thấy trong các trục của chữ (xem hình 1.2) có một góc hơi nghiêng phải. Bạn có lẽ còn nhớ ở bài trước, chữ "e" trong Nhân Văn, với nét ngang nghiêng. Nhưng với Cổ Điển bạn sẽ ngạc nhiên khi nét này lại nằm ngang (xem 1.3)

 

 

 

 

Tôi bỏ khá nhiều thời gian để tìm hiểu tại sao nét ngang này lại thay đổi nhiều như vậy. Sau một thời gian tìm kiếm nhiều cấp độ, đồng thời tìm hiểu trong một vài cuốn sách về Chữ mà tôi có, cuối cùng tôi quyết định đưa câu hỏi lên Typophile.

 

Phạm vi trong bài này không thể đăng lại toàn bộ câu chuyện, nhưng đối với những người quan tâm, bạn có thể theo dõi chủ đề Crossbar e trên Typophile tại đây.

 

Những kiểu Italic (nghiêng) đầu tiên

Và, như chủ đề về những thay đổi đáng kể mà chúng ta đang bàn, trong thời gian này chúng ta chứng kiến sự xuất hiện đầu tiên của Italic vào năm 1501.

 

Chúng được tạo nên đầu tiên, không phải như một loại của Roman, mà là một kiểu chữ độc lập được thế kế cho các định dạng nhỏ hay các cuốn sách bỏ túi, nơi mà không gian đòi hỏi một kiểu chữ hẹp hơn. Từ những kiểu chữ Italic đầu tiên, chúng được hình thành như một loại kiểu chữ.

 

Những đóng góp của Griffo với các kiểu Roman bao gồm cả việc tăng cường sự cân bằng giữa chữ Hoa và chữ Thường, có được nhờ cắt bớt một chút chiều cao chữ Hoa cho ngắn hơn phần ascending của các chữ như b và d, và thêm một chút đậm cho những chữ Hoa.

- A Short History of the Printed Word, Chappell and Bringhurst, page 92 - 

 

Những kiểu Cổ điển có thể chia thành bốn loại như các hình dưới đây, và trải rộng ra các kiểu Roman từ Francesco Griffo tới William Caslon I. Không như cuộc sống ngắn ngủi của Nhân Văn, kiểu Cổ Điển tiếp tục thống trị trong hơn hai thế kỷ; với số lượng kiểu chữ vô cùng phổ biến hiện nay.

 

 

 

Những mặt chữ Cổ Điển

Berling, Calisto, Goudy Old Style, Granjon, Janson, Palatino, Perpetua, Plantin, Sabon and Weiss.

 

 

 

 

 

Bạn thấy thế nào về những giới thiệu của Kiểu Cổ Điển – Old Style? Và bạn thử xem trong những kiểu chữ dưới đây, cái nào thuộc phân loại Cổ điển?

 

Times New Roman, Baskerville, Concorde, ITC Cheltenham

 

Và ở phần ba chúng ta sẽ đi tới tìm hiểu về Transitional – Kiểu Chuyển Tiếp. Tôi hy vọng bạn vẫn thấy hứng thú để theo dõi tiếp phần sau.

 

Theo Ilovetypography.

 

Xem thêm:

Lịch sử typography: Transitional - Kiểu chuyển tiếp

Lịch sử typography: Humanist - Kiểu nhân văn

Lịch sử typography: Modern: Kiểu hiên đại

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755