Làm thế nào tự tin thuyết trình trước đám đông Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Vấn đề nhiều người hay gặp: chưa thật sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông, căng thẳng đến mức quên hết nội dung đã chuẩn bị. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến lo lắng, căng thẳng khi thuyết trình trước đám đông và biện pháp khắc phục là gì? Hãy cùng You Can Now cùng tìm hiểu nhé!
1, Nguyên nhân lo lắng, căng thẳng khi thuyết trình trước đám đông
Luôn tự ti về về ngoại hình
Không thể phủ nhận những người có ngoại hình kém nổi bật, ví dụ: quá béo/ quá gầy, đen, không biết trang điểm dường như sẽ cảm thấy ngại ngùng khi đứng cạnh những người xinh đẹp hơn mình. Điều này dần sẽ hình thành sự mặc cảm, đánh giá thấp bản thân dẫn đến ngại việc thể hiện mình hay so sánh mình với những người xinh đẹp bên cạnh. Sự mặc cảm về ngoại hình khiến họ thiếu tự tin trên mọi phương diện.
Kỹ năng trung bình, yếu kém
Dù là trong công việc hay trong học tập đều cần có những kỹ năng, khả năng riêng để tạo điểm nhấn, điểm ấn tượng hơn những người xung quanh, khiến người khác nghĩ đến điều đó là sẽ nghĩ ngay tới bạn. Tuy nhiên nếu bạn không có kỹ năng nào ưu tú thì sẽ dễ bị lu mờ trong đám đông và làm bạn thiếu tự tin.
Bạn " bị run trước đám đông"
Bạn đã chuẩn bị bài rất kỹ càng nhưng khi đứng trước đám đông bạn sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém, chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng lại quên hết sạch, không biết nói gì và trình bày như thế nào?
2, Làm thế nào tự tin thuyết trình trình trước đám đông? You Can Now bật mí cho bạn những biện pháp sau:
Bộ lộ cảm xúc khi thuyết trình
Sự tập trung lắng nghe của con người chỉ ở 45 phút đầu, vì thế bạn cần tận dụng tối đa thời gian này. Hầu hết, người thuyết trình đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là bộc lộ cảm xúc như thế nào để khán giả sẽ nắm bắt được điều đó.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó, mà nên nói bằng cảm xúc tự nhiên của chính mình.
Hít thở và thả lỏng cơ thể
Trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể (dùng phương pháp Yoga) trong 5-10 phút để bản thân bình tĩnh hơn. Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và khi chưa nghĩ ra gì để nói hãy mỉm cười.
Luyện tập thường xuyên trước gương
Hãy chuẩn bị tốt hơn bằng việc tập luyện thường xuyên đứng trước gương tự nói với mình trước khi đến buổi thuyết trình. Bước đầu tiên để đạt được sự tự tin bạn cần phải có lòng tin vào khả năng của bản thân mình, tự tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố tác động mạnh đến khả năng thuyết trình của bạn.
Truyền tải thông điệp phù hợp với mục đích bài thuyết trình
Bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.