Làm thế nào để thuyết trình tốt Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Bạn đang băn khoăn không biết làm sao để thuyết trình tốt trước đám đông mà không lo lắng? Hãy tham khảo một số kỹ thuật dưới đây:

Tập trung vào khán giả

Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy lo lắng khi thuyết trình chính là vì bạn đang suy nghĩ quá nhiều về bản thân mình. Bạn luôn tự tạo ra áp lực với những câu hỏi như:

  • Mình phải xuất hiện trên sân khấu như thế nào mới đúng?
  • Nếu mình mắc lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
  • Khán giả nghĩ như thế nào về mình?

Vì vậy để loại bỏ cảm giác lo lắng, bạn nên tránh nghĩ quá nhiều về bản thân. Thay vì nghĩ đến những vấn đề bạn sẽ gặp phải, hãy nghĩ về những điều bạn mang lại cho khán giả với bài thuyết trình đó. Chẳng hạn:

  • Bài thuyết trình của bạn giúp khán giả học được những gì?
  • Khán giả nhận được lợi ích gì từ nội dung bạn trình bày
  • Thông điệp bạn truyền tải của có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

Hiểu rõ nội dung thuyết trình

Bạn sẽ không thể để thực hiện tốt một bài thuyết trình mà bạn không hiểu rõ nội dung của nó. Điều này không có nghĩa là bạn phải trở thành một chuyên gia, nhưng tốt hơn bạn nên nắm vững nội dung cơ bản nhất. Bạn cũng cần hiểu rõ khán giả và nhu cầu của họ để xây dựng nội dung phù hợp nhất.

Xây dựng bài thuyết trình khoa học

Một kỹ thuật phổ biến để giảm bớt sự lo lắng là ghi nhớ những gì bạn định nói. Nhưng nếu cố gắng ghi nhớ nội dung, bạn sẽ trình bày như một con rô bốt. Chỉ cần quên một từ hoặc một vấn đề, toàn bộ bài thuyết trình của bạn sẽ bị phá vỡ. Sự lo lắng của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên xây dựng bài thuyết trình của mình một cách khoa học nhất.

Cấu trúc bài thuyết trình nên chứa các gợi ý để bạn không phải nhớ một cách máy móc. Cụ thể:

Có các cụm từ khóa được liệt kê trên thẻ gợi ý để biết nội dung tiếp theo
Nếu sử dụng PowerPoint, hãy hiển thị các cụm từ khóa trong quá trình chuyển slide
Một bài thuyết trình tốt phải có cấu trúc giống như một câu chuyện, thậm chí là một “câu chuyện cổ tích”. Đây là cấu trúc được nhiều nhà thuyết trình chuyên nghiệp áp dụng.

Thu hút sự chú ý của khán giả

Sự tham gia của khán giả là là một phần thiết yếu của bài thuyết trình. Đặt câu hỏi cho khán giả hoặc để họ tham gia vào một hoạt động để thu hút sự chú ý của họ. Việc chuyển bài thuyết trình từ độc thoại sang đối thoại sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng và thu hút khán giả.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Sự quen thuộc mang lại sự tự tin và luyện tập giúp bạn diễn đạt một cách tự nhiên hơn. Đó là lý do tại sao một trong cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng thuyết trình tốt là hãy luyện tập càng nhiều càng tốt.

Ghi âm để nghe giọng điệu và tốc độ nói của bạn rồi điều chỉnh một cách thích hợp.
Hãy thử tự quay video để biết mình trông như thế nào, sau đó lập kế hoạch để hoàn thiện kỹ năng.

Luyện tập trước người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp – họ sẽ cho bạn phản hồi trung thực và mang tính xây dựng.

Ở đây, luyện tập không phải là thuộc lòng bài thuyết trình. Mục đích của việc tập luyện là để nắm chắc nội dung để bài thuyết trình tự nhiên hơn.

Chuẩn bị tốt cho buổi thuyết trình

Để vượt qua sự lo lắng khi thuyết trình, bạn cần đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước buổi thuyết trình như:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái và phù hợp với buổi thuyết trình
  • Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi dự đoán để tương tác với khán giả
  • Đến sớm và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bạn sẽ sử dụng
  • Hãy chạy lại chương trình lần cuối tại phòng thuyết trình (nếu có thể)
  • Tập hít thở sâu
  • Bằng cách hít thở sâu, não của bạn sẽ nhận được lượng oxy cần thiết sẽ đánh lừa cơ thể bạn tin rằng bạn đã bình tĩnh hơn. Nó cũng giúp chữa run giọng, có thể xảy ra khi hơi thở của bạn không đều.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của một buổi thuyết trình. Ngay trước khi bạn bắt đầu nói, hãy tạm dừng, giao tiếp bằng mắt và mỉm cười. Khán giả đánh giá cao điều đó và bạn cũng sẽ thấy rằng họ quan tâm đến thông điệp mình. Hãy thêm một nụ cười và bạn chắc chắn sẽ nhận được một số thông điệp đáp lại.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thuyết trình tốt hơn

Tương tác với khán giả bằng các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể
Nói chậm hơn bạn nói trong một cuộc trò chuyện và để khoảng nghỉ dài hơn giữa các câu. Tốc độ chậm hơn này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn. Đồng thời nó cũng giúp bạn dễ nghe hơn, đặc biệt là trong một căn phòng lớn.

Cuối cùng, bạn nên di chuyển nhiều hơn trong bài thuyết trình. Hoạt động này sẽ giúp bạn “tiêu hao” đáng kể cảm giác lo lắng khi nói trước đám đông.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755