Làm thế nào để có kỹ năng đàm phán thuyết phục tốt Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

1. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì?

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là sự kết hợp của hai kỹ năng đàm phán và thuyết phục.

Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết. Đàm phán được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. 

Thuyết phục là sử dụng kiến thức, dẫn chứng, lý luận… thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể nhằm làm thay đổi suy nghĩ và hành động của đối phương. Từ đó làm cho người đối diện tin và thực hiện hành động theo mong muốn của chúng ta.

2, Vai trò của kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì?

Trong cuộc sống

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng mình nhất định sẽ gặp trường hợp bị từ chối sau khi cố gắng trao đổi với nhau. Vậy phải như thế nào để người khác khó có thể từ chối bạn được?

Không còn cách nào khác ngoài việc bạn sẽ tìm cách làm họ tin tưởng, đồng ý với những điều bạn nói thông qua thuyết phục. 

Trong sự nghiệp

Trong sự nhiệp, kỹ năng thuyết phục khách hàng lại càng quan trọng hơn. Vì đây là công cụ giúp bạn nâng cao được doanh số bán hàng. Do đó, trong công việc lại càng đòi hỏi những bạn làm vị trí tư vấn viên phải càng nâng cao kỹ năng này hơn nữa. 

Thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn cũng không hề đơn giản. Bạn phải có đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp với nhiều kỹ năng khác như lắng nghe, quan sát, tư vấn,… thì mới đạt được kết quả mong muốn. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục cũng sẽ bồi dưỡng cho kỹ năng lãnh đạo của bạn.

Trong quan hệ đối tác

Ngoài ra, kỹ năng thuyết phục còn giúp bạn xây dựng thành công các mối quan hệ hợp tác có lợi.

Trước hết chúng ta phải trải qua đàm phán. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cần thể hiện được kiến thức mình có, khả năng nắm bắt suy nghĩ của đối tác và cả kỹ năng thuyết phục ở một trình độ cao hơn.

Cuối cùng, bạn mới có khả năng thu hút được sự hợp tác, tạo dựng nên mối quan hệ đối tác với nhau trong tương lai. 

3, Làm thế nào để có kỹ năng đàm phán thuyết phục tốt 

  • Tự tin: Bạn hãy tự tin vào chính mình trước khi bạn thuyết phục người khác. Nếu bạn có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Bạn phải là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục.
  • Có tài ngoại giao: Bạn hãy “tấn công” khán giả của bạn một cách đúng nghĩa: nói chuyện bằng một ngữ điệu đích thực, đừng la hét hay lấn át họ. Quan trọng hơn, đừng làm cho họ thấy họ ngớ ngẩn khi không nghĩ giống như bạn. Bạn muốn mình có lý chứ không phải tranh luận nảy lửa với họ. Ngay cả khi bạn đúng, họ cũng cảm thấy bực bội. Bạn sẽ giữ được sự tôn trọng của mọi người nếu bạn cũng tôn trọng họ.

  •  Khiêm tốn: Không ai thích một kẻ tự đắc. Ngay cả khi bạn tin là mình đúng, nếu bạn là kẻ ngạo mạn thì mọi người cũng chẳng muốn nghe bạn. Bạn không chỉ cho là mình đúng mà còn thuyết phục mọi người hiểu vấn đề như bạn. Hãy học cách sử dụng khả năng của mình trong việc thuyết phục mọi người trong những thời điểm thích hợp. Với thời gian và bài tập này, bạn sẽ có thể thuyết phục ai đó thay đổi ý định một cách không khó khăn.
  • Biết rõ giá trị của bản thân: cần biết rõ được giá trị của bản thân mình trong môi trường làm việc cũng như vị trí của mình khi ở trong một cuộc thương lượng. Khi bạn tự tin vào kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân thì sẽ tạo ra sức mạnh để đạt được lợi ích tốt nhất.

  • Luôn có sự chuẩn bị và luyện tập: chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc đàm phán là cách rèn luyện tốt nhất. Bạn cần dành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu chủ đề, tìm ra rõ những điểm mạnh điểm yếu để có thể có những lập luận, phản ứng tốt nhất trong khi đàm phán. Hạn chế những tình huống bất ngờ có thể xảy ra mới đạt được kết quả tốt. Càng tham gia vào nhiều cuộc đàm phán bạn sẽ càng được rèn luyện thực tế để phát triển kỹ năng trở nên nhạy bén.
  • Học cách lắng nghe: bạn cần tập trung lắng nghe những ý kiến trong cuộc đàm phán để có thể bám sát ý của đối phương cũng như tạo bầu không khí bớt căng thẳng. Bởi nếu đôi bên cùng không có người chịu lắng nghe sẽ đẩy cuộc đàm phán vào tình thế căng thẳng. Bạn cần hiểu rõ rằng để có được một cuộc đàm phán thành công thì đôi bên đều phải cảm thấy hài lòng.
     
 
zalo
Gọi ngay 0985349755