Làm sao cho hình ảnh trong Kiến thức chung

Đây là câu hỏi thuộc loại FAQ - thường xuyên hỏi - một nhu cầu rất chính đáng về mặt kỹ thuật. Trước khi nói lên một điều gì đó, gây cảm xúc cho người xem thì chí ít ảnh cũng đạt được chuẩn mực cơ bản về kỹ thuật, mà ở đây ta nói đến là độ trong trẻo.

Cơ bản mà nói tất cả máy ảnh và ống kính được làm ra TỰ NHIÊN có tiềm năng cho hình TRONG. Máy pro và ống kính một khẩu thì tiềm năng trong hơn ống hai khẩu một chút xíu, và chỉ một chút xíu thôi chứ chưa bao giờ là yếu tố quyết định.

Kết quả hình mờ đục, bệt có thể nói 95% là do …. NHÂN TẠO :).

DSC_6035.

Ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào ống kính làm cho hình bị giảm tương phản nhẹ - Autoshow 2011.​


Vậy đâu là những yếu tố "nhân tạo" làm cho "mất tự nhiên" của máy và ống - và khắc phục như thế nào?

  • Bảo quản máy và ống kém: để ống mốc, dấu vân tay và vết bẩn dính vào thấu kính, filter …
  • Không sử dụng hood: 
  • Sử dụng filter bảo vệ kém chất lượng
  • Chĩa máy thẳng vào nguồn sáng mạnh và bối cảnh có chênh lệch sáng quá lớn gây hiện tượng mất tương phản, lóe sáng
  • Ống kính khẩu lớn để ở khẩu lớn nhất (gây soft, viền màu), hoặc khép khẩu quá nhỏ (nhiễu xạ: diffraction)
  • Rung tay khi chụp
  • Thiết lập các thông số sáng (khẩu tốc ISO) chưa hợp lý và ỷ lại vào hậu kỳ
  • Chụp bằng file JPEG và hậu kỳ nhiều (thay vì chụp RAW)
  • Chỉnh sai thông số JPEG trên máy: Jpeg chất lượng kém (basic, normal) và đẩy các tùy chỉnh ảnh lên quá cao (saturation, vivid, contrast)
  • Nén file JPEG mạnh sau khi hậu kỳ (Jpeg quality dưới 80%)
  • Các lý do lãng xẹt khác: vừa cầm điếu thuốc vừa chụp (tôi đã thấy không ít hơn ba lần). Một số dòng máy của một số hãng nổi tiếng cho hình RAW rất ngon nhưng JPEG lại khá thất vọng.
DSC_2528.
Sao Mai Điểm Hẹn 2010 - Nikon D90 và ống 85mm f/1.8 AF không D cũ. RAW+LR​


Tổng hợp các vấn đề trên và trình bày theo thứ tự thực tế, ta cần:

  • Bảo quản kỹ thiết bị, không để bị mốc và bẩn nhất là ống kính
  • Không sử dụng kính lọc (filter) bảo vệ, nếu không thực sự cần thiết (ra biển, đồi cát … )
  • Luôn sử dụng loa che nắng (hood) trong mọi trường hợp để nhất cử lưỡng tiện
  • Tránh chĩa máy ảnh vào nguồn sáng mạnh và tránh bối cảnh chênh sáng quá lớn
  • Cố gắng tối đa không rung tay (lưu ý tốc độ tối thiểu bù rung tay) và thiết lập thông số phơi sáng chính xác nhất có thể - đừng bao giờ nghĩ chụp tương đối rồi về hậu kỳ kéo lên kéo xuống.
  • Chụp RAW (khỏi lo về cân bằng trắng và các picture control) để mang về nhà thông tin tối đa
  • Nếu chụp Jpeg thì để:
    • Chất lượng cao nhất (fine)
    • Các tuỳ chỉnh khác để ở chế độ Neutral (đừng tăng bão hoà, tăng tương phản) để không bị bệt
    • Cân bằng trắng chính xác nhất có thể
  • 100% hình cần qua hậu kỳ để cân chỉnh contrast, clarity, saturation cho hợp lý nhất - hậu kỳ là gần như bắt buộc để giúp hình trở nên trong hơn.

P1310373.JPG

Hội An Panasonic GX7 với ống panasonic 14mm f/2.5 JPEG+LR

Có thể nói một cách ngắn gọn, bất cứ thực hành thiếu chuẩn xác nào từ phía người dùng đều tiềm tàng làm giảm độ trong của hình. Không nên coi nhẹ bất cứ một yếu tố nào và nghĩ "Photoshop" sẽ là cứu cánh cho mọi "lỗi lầm" khi chụp.

Cần cù bù thiết bị :) 
 

TMH_5363.JPG
Cuối cùng là kiếm một đôi mắt thật trong - rất dễ làm hình ảnh thật trong ^^​

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755