Làm MC dẫn chương trình CÓ KHÓ KHÔNG Kiên thức MC - dẫn chương trình

Rất nhiều bạn hỏi là làm MC có khó không? Hay học xong 10 buổi tại trung tâm có dẫn luôn được không?... Câu trả lời là làm MC không khó nhưng cũng không phải quá dễ dàng, không phải ai cũng có thể thành công với công việc này và còn phụ thuộc năng khiếu cũng như sự cam kết chăm chỉ luyện tập và chắc chắn là cần sự trợ giúp thừ thầy cô nhé ạ . Đến với khóa học MC dẫn chương trình tại You Can Now không những giúp bạn tin làm chủ sân khấu mà còn được hỗ trợ xây dựng kịch bản, có cơ hội cọ sát các chương trình thực tế. 

Và để thành công trong dẫn chương trình thực tế thì không thể thiếu sự chuẩn bị và luyện tập đúng không nào? Sau đây You Can Now sẽ gợi ý cho các bạn các bước sau đây:

I. Sự chuẩn bị trước khi dẫn chương tình 

1. Tìm hiểu thông tin nơi tổ chức, đối tượng, mục đích của chương trình

Để kịch bản dẫn chương trình thành công thì nên chú ý đến nguyên tắc 5W1H

5W1H là viết tắt của:

When: Khi nào thì chương trình diễn ra
Why: Đáp ứng cho mục đích gì
Where: Địa điểm cụ thể ở đâu
Who: Khách mời mà chúng ta hướng đến
What: Cần phải làm những gì để cho chương trình thành công
Nếu như đáp ứng được nguyên tắc này thì bạn đã xây dựng được khung chương trình công ty kịch bản cơ bản.

2. Hiểu rõ vai trò bản thân. 

 Vai trò MC dãn chương trình bao gồm:

Giúp chương trình diễn ra theo đúng kịch bản
Khắc phục sự cố
Giúp khách mời quan tâm đến sự kiện hơn
Làm cho khán giả cảm thấy được tôn trọng và tương tác với họ trong suốt sự kiện.
Cập nhật cho khán giả nắm được những gì đang diễn ra tại sự kiện.

II, Khi sự kiện diễn ra

1. Luôn làm chủ cảm xúc.

Một số cách You Can Now gợi ý cho bạn:

Tìm một điểm để nhìn trong khi nói. Nhìn khán giả lúc đang nói có thể khiến bạn thêm phần lo lắng. Thay vào đó, thử hướng mắt về phía đỉnh đầu của họ nhằm giảm bớt việc nhìn nhau chằm chằm.
Nói chậm lại. Nói theo ngữ điệu và chậm rãi vid nói quá quá nhanh chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy MC đang lo lắng. 

2. Lời chào mừng . 

Màn chào mừng không nhất thiết phải dài dòng, nhưng thông tin đưa ra cần chính xác.

Ví dụ: Bạn có thể nói “Nhiệt liệt chào mừng toàn thể thành viên trong Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã không quản ngại đường xá xa xôi, bớt chút thời gian vàng ngọc để tới tham dự chương trình của chúng ta ngày hôm nay”.

3. Lời Giới thiệu. 

Một trong những trách nhiệm lớn nhất của MC là đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời gian đã ấn định, vì vậy đừng ngại báo cho ban tổ chức biết nếu họ nói quá thời lượng cho phép.

Trước khi tiếp tục giới thiệu phần sau, nhớ cảm ơn ban lãnh đạo vì bài phát biểu và nhắc lại một chút về điều họ đã đề cập khi còn ở trên sân khấu. Việc đề cập lại có thể khá vui, thú vị hay sôi nổi. Điều này cho thấy MC tập trung và đồng thời khẳng định giá trị bài nói của diễn giả.

4. Luôn có tình huống dự phòng. 

MC chuyên nghiêp luôn phải sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Bởi trục trặc nhỏ luôn phát sinh như: Thêm tiết mục biểu diễn từ ban tổ chức, bộ phận âm thanh phát nhầm nhạc hay thành viên ban tổ chức đến muộn,... Bạn cần kiểm soát chương trình bằng cách làm khán giả bớt xao nhãng hoặc chữa cháy sự cố bất ngờ nhằm tạo bầu không khí thoải mái.

Nếu có điều gì không ổn hay ai đó cư xử ngang ngược, MC vẫn phải giữ thái độ lạc quan.
Cần nhớ rằng công việc của MC không phải là quở trách người khác mà là đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru dù điều gì xảy ra đi nữa.

5. Kết thúc chương trình

Phần kết chương trình cũng nên lý thú và chân thật như phần mở màn. Thường thì khi kết thúc chương trình, MC gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo và nghệ sĩ biểu diễn. Để giữ phép lịch sự, nên cảm ơn đội ngũ ê kíp đã giúp tổ chức sự kiện. Hãy tóm tắt diễn biến chính của chương trình và rút ra bài học, sau đó kêu gọi khán giả hành động tùy theo loại hình sự kiện

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755