Làm gì khi trẻ 3 tuổi hỗn với người lớn và khó bảo Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Khi trẻ 3 tuổi là một khoảng thời gian thú vị, trẻ háo hức khẳng định bản thân, thể hiện những điều trẻ thích và không thích, và đôi khi có hành động hỗn với người lớn. Bởi trẻ vẫn còn hạn chế về khả năng tự chủ và chỉ mới bắt đầu học các kỹ năng quan trọng như chờ đợi, chia sẻ và thay đổi quan điểm. Trong bài viết này, You Can Now sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để phụ huynh có cách tốt nhất khi trẻ hay hỗn với người lớn.

1. Tại sao trẻ trở nên hỗn với người xung quanh?

Trong thời điểm 3 tuổi, trẻ thường hay hỗn với người lớn như là quát hét, gây hấn, đánh và cắn người khác, đây được coi là một số biểu hiện hỗn của trẻ. Có thể những hành vi này gây sốc cho phụ huynh và những người xung quanh, nhưng nó lại là một trong quá trình phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ huynh nên bỏ qua nó, phụ huynh cần đảm bảo sẽ chỉ bảo cho trẻ biết rằng những hành vi đó là không thể chấp nhận được và chỉ cho trẻ những cách khác để thể hiện cảm xúc của mình. 

2. Vậy chúng ta nên ứng xử như thế nào là thông minh nhất khi trẻ hỗn với mình và mọi người xung quanh?

Trước tiên, giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất nhé các phụ huynh. Sự thật là khi la mắng, quát nạt và đánh trẻ không khiến trẻ thực hiện những thay đổi tích cực đối với hành vi của bản thân trẻ mà chỉ khiến trẻ tồi tệ hơn. Dưới đây là một số phương pháp phụ huynh có thể áp dụng ngay:

  • Giới hạn rõ ràng: Phụ huynh cần có phản ứng ngay lập tức khi trẻ tỏ ra hỗn với mình hoặc người xung quanh, cần một đến hai phút để đưa trẻ ra khỏi tình huống đó. Điều này sẽ giúp trẻ có sự kết nối hành vi của mình với hậu quả của hành vi đó, từ đó nhận thức rằng việc trẻ quát to, chửi bậy, đánh hoặc cắn là không tốt và trẻ sẽ không thực hiện hành động đó.
  • Bổ sung ngay những hành vi tốt: Thay vì để trẻ chỉ chú ý tới những hành vi của bản thân mình là sai trái, các phụ huynh cố gắng khiến trẻ trở nên tốt hơn. Ví dụ khi trẻ thích chơi xích đu nhưng trẻ khác ngồi mất chỗ thì chúng ta nên bảo trẻ nói chuyện với bạn để chơi cùng, sau đó chúng ta nên khen trẻ nữa để trẻ ý thức được bản thân trẻ làm được điều tốt

  • Xử lý tình huống ngay lập tức: Đôi khi các phụ huynh sẽ gặp trường hợp như trẻ chơi bóng trong trung tâm vui chơi và bắt đầu ném bóng vào những đứa trẻ khác, hãy lập tức đưa trẻ ra ngoài và giải thích cho trẻ rằng trẻ có thể quay lại chơi khi không làm tổn thương tới những trẻ xung quanh.
  • Dạy trẻ kiềm chế cảm xúc: Các phụ huynh cần nhấn mạnh để trẻ hiểu được cảm xúc là điều tự nhiên nhưng không thể thực hiện chúng bằng các hành động hỗn như là cáu gắt, đánh, đá, đấm hoặc cắn. \
  • Xin lỗi: Các phụ huynh cần chỉ cho trẻ những trường hợp cần phải nghiêm túc xin lỗi và không được thực hiện lặp lại hành động đó nữa. Lời xin lỗi của trẻ lúc đầu có thể sẽ thiếu chân thành nhưng cuối cùng, bài học nhận được sẽ thấm thía hơn.
  • Giải quyết xung đột cũng là một cách hữu ích cho trẻ: Hãy lắng nghe xem trẻ sẽ làm gì trong những trường hợp đó và giải thích cho trẻ nên làm như thế.

  • Để trẻ hoạt động: Hoạt động là một cách để trẻ giải phóng nguồn năng lượng dồi dào của trẻ, nếu không được đốt cháy năng lượng ấy thì ở nhà trở thành nỗi kinh hoàng của trẻ. Đối với trẻ hiếu động, thích tham gia các hoạt động vui chơi thì tốt nhất vẫn nên để trẻ tự do, thỏa mái hoạt động để thoát hơi nước và giải phóng năng lượng.
  • Nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ nếu cần thiết: Đôi khi sự "hỗn" của trẻ vượt quá khả năng kiểm soát của cha mẹ, các phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ

Hãy thường xuyên truy cập website You Can Now và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho trẻ phát triển qua từng giai đoạn nhé các bậc phụ huynh

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755