Kỹ năng sống nào là cần thiết cho trẻ từ 4-7 tuổi Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 4-7 tuổi là giai đoạn “cửa sổ vàng” cho trẻ học tập. Giai đoạn này não bộ của trẻ phát triển rất mạnh, khả năng ngôn ngữ, sáng tạo, ghi nhớ của trẻ rất cao. Tại thời điểm trẻ đang tò mò, khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh là thời điểm tốt nhất để dạy trẻ biết cách cư xử đúng mực, tự tin giao tiếp, tư duy sáng tạo, … và hình thành các kỹ năng sống cơ bản.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ trong giai đoạn này, nếu được quan tâm nghiêm dạy dỗ nghiêm túc, sẽ hình thành những thói quen tốt giúp ích rất nhiều cho trẻ khi bước vào giai đoạn tiểu học.

Đến giờ nhiều gia đình và phụ huynh mới giật mình khi phát hiện ra một lỗ hổng trong việc giáo dục trẻ. Chúng ta đã quá nặng việc quan tâm cho trẻ được sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp, mà quên đi mất việc giáo dục cho trẻ một cách nghiêm túc các kỹ năng để giúp trẻ có nền tảng cơ sở để tự lập sau này. Việc thiếu được trang bị các kỹ năng sống cần thiết để giúp cho trẻ từ nhỏ đã hình thành các thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này khi tham gia vào xã hội như: sự tự tin; tư duy sáng tạo và logic; khả năng tập trung,..

You Can Now đưa ra các kỹ năng su để giải quyết mối lo ngại của các bậc phụ huynh:

1.Kỹ năng giao tiếp ứng xử:

Giáo dục kỹ năng sống đương nhiên không tách rời kỹ năng giao tiếp, hành xử. Có một nhận xét thực tế rằng, ngôn ngữ giao tiếp của người Việt không có từ “xin lỗi”, “cảm ơn”. Những đưa bé phạm lỗi, khi buộc phải xin lỗi thường nói lý nhí trong miệng, không muốn nói to, đó là bản năng tự nhiên. Còn người lớn, khi ngăn một người lại để hỏi đường thường chẳng bao giờ nói đủ câu: “xin lỗi, xin bác chỉ giùm lối đi đến…”.

Dạy trẻ cách xin lỗi thì cũng phải kèm theo hình thức động viên, chẳng hạn khi một trẻ xin lỗi thì cả lớp hoan hô, lúc đó trẻ sẽ không thấy việc xin lỗi là một hình phạt, sẽ thấy xin lỗi là điều bình thường.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ qua các tình huống phổ biến trong đời sống Đây là phương pháp dạy kỹ năng sống khá hiệu quả mà các bậc cha mẹ cần lưu ý và rèn luyện hàng ngày với con trẻ.

2. Kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ)

Một số người ngại đề cập đến kỹ năng này vì sợ sẽ khuyến khích thói ích kỷ, tham lam của người học. Lo ngại như vậy là có cơ sở song không vì thế mà không giáo dục trẻ kỹ năng này. Người Mỹ dạy cho trẻ các kỹ năng tự lập khi các cháu được 18 tháng tuổi, nghĩa là khi lẫm chẫm biết đi, khi ngã các cháu phải tự đứng dậy, cô giáo và bố mẹ không vội vàng bế con lên suýt xoa sợ con đau.  

Kỹ năng tự lập giúp trẻ hình thành thói quen độc lập giải quyết sự việc nhờ thế các cháu sẽ có cảm giác thích thú, tự hào về sự thành công, không phải chỉ lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích cho chính những người lớn.

 

 

3. Kỹ năng làm việc theo nhóm

Kỹ năng làm việc theo nhóm càng quan trọng khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức. Người Việt có chỉ số thông minh cao, điều này đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, trái ngược với tính thông minh, kỹ năng xử lý tình huống của người Việt lại rất hạn chế, mang nặng tâm lý tiểu nông, chỉ biết riêng mình. Vì thế, kỹ năng này cần được giáo dục ngay từ khi trẻ còn học mẫu giáo. Cần hình thành các trò chơi sao cho giáo viên có thể chia các cháu thành nhóm, tạo sự đoàn kết và thi đua giữa các nhóm.

Hình thức thi thể dục nhịp điệu của học sinh phổ thông ở Mỹ là một cách dạy làm việc theo nhóm rất hiệu quả. Nếu để ý kỹ sẽ thấy các vũ công múa nước ta dù ở những đơn vị chuyên nghiệp cũng chẳng bao giờ múa đều như nước ngoài, tay chân vung lên thế nào cũng có người lệch lạc.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755