Kỹ năng phản biện – tầm quan trọng và cách rèn luyện khả năng này Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

 

1. Kỹ năng phản biện là gì ?

Kỹ năng phản biện là kỹ năng sử dụng những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình; kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích, đánh giá thông tin theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng phản biện

* Kỹ năng tư duy phản biện nâng cao khả năng bao quát tình hình

Việc suy nghĩ một cách rõ ràng và hệ thống, dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy và lòng tin cá nhân để phân tích vấn đề cần phản biện; giúp nhìn nhận, suy luận để đi đến những kết luận xa hơn, logic hơn.

* Kỹ năng tư duy phản biện nâng cao khả năng ngôn ngữ và trình bày

Phản biện là quá trình giao lưu ngôn ngữ, đòi hỏi cá nhân muốn chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn thì phải đưa ra những lập luận xác đáng, logic và thu hút. Chính vì thế, phản biện được coi là công cụ đắc lực giúp năng lực sử dụng ngôn ngữ và trình bày, là cách thức giúp phát triển trí tuệ hiệu quả.

* Kỹ năng tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo

Kỹ năng tư duy phản biện giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Các giải pháp sáng tạo được đưa ra với những ý tưởng mới, và nó thực sự có giá trị khi hữu ích và có liên quan đến công việc đang diễn ra. Tư duy phản biện đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá những ý tưởng mới, chọn những ý tưởng tốt nhất và sửa đổi chúng nếu cần thiết.

* Kỹ năng tư duy phản biện quan trọng cho sự tự đánh giá

Tư duy phản biện là công cụ quan trọng trong quá trình tự đánh giá bản thân. Để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta cần phải minh chứng và phản ánh các giá trị và quyết định của mình là đúng đắn. Đúng hay sai, so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn để quyết định hợp lý nhất, tư duy phản biện giúp bạn làm điều đó.

3. Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày

Theo các nghiên cứu khoa học, nếu bạn thực hành 1 kỹ năng nào đó trong 20 phút mỗi ngày liên tục trong 30 ngày thì kỹ năng đó sẽ ăn sâu vào não bộ và thực sự trở thành kỹ năng của bạn. Hãy dành 20 phút mỗi ngày để tập luyện những kỹ năng chi tiết dưới đây để tự rèn cho mình kỹ năng tư duy phản biện.

* Rèn luyện kỹ năng phân tích

Khi bạn đã có thông tin, hãy phân tích tất cả với một tâm trí mở, khách quan, không áp đặt thành kiến cá nhân. Hãy tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong nhóm các thông tin nhận được, hãy yêu cầu người đối diện trình bày thêm nếu bạn chưa thực sự thỏa man. Bạn sẽ nhanh chóng  xác định được đâu là những thứ cần tìm hiểu thêm, đâu là những thứ có thể xem là chính xác dựa trên đánh giá của bản thân.

* Rèn luyện kỹ năng phản biện khi giao tiếp

Cho dù bạn suy nghĩ thấu đáo đến đâu nhưng không biết cách giao tiếp, thể hiện được quan điểm cá nhân với người khác thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Hãy luyện tập để vừa biết cách trình bày hết ý của mình với người khác. Cùng với đó, lắng nghe, tiếp thu và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hợp lý sau cùng.

* Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách nâng cao khả năng sáng tạo

Để có kỹ năng phản biện hiệu quả cần nâng cao khả năng sáng tạo, trau dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực để có thể tranh luận và bảo vệ luận điểm với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là các bạn phải trao dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực đối với ngành nghề mình đang làm việc.

* Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách giải quyết vấn đề

Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp tối ưu. Khi đối diện một vấn đề nào đó, cần nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì, liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề, từ những điều đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

* Hãy “tò mò”, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời

Đặt câu hỏi là việc khởi đầu cho mọi quá trình học tập. Việc đặt câu hỏi không đơn thuần giúp bạn có được câu trả lời, mà còn giúp bạn có được cái nhìn rộng và khách quan hơn để lựa chọn giữa nhiều luồng thông tin. Hầu hết những người có tư duy phản biện luôn tò mò và có thói quen tự đặt câu hỏi cho những gì đang diễn ra.

Kỹ năng tư duy phản biện tạo điều kiện phân tích, đánh giá, xây dựng lại định hướng suy nghĩ của bạn. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu thêm về kỹ năng tư duy phản biện và có kế hoạch tập luyện để nâng cao kỹ năng thiết yếu này.

GIÁO TRÌNH HỌC BỘ MÔN GIAO TIẾP - THUYẾT TRÌNH TẠI YOUCANNOW (06 BUỔI)

I. KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP

- Khái niệm về giao tiếp

- Tại sao phải học giao tiếp

- Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

2. KỸ NĂNG LẮNG NGHE

- Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

- Nghệ thuật lắng nghe chủ động

- Các phương pháp lắng nghe hiệu quả

- Các thói quen xấu trong lắng nghe và cách khắc phục

- Nghệ thuật và phương pháp đặt câu hỏi

- Nghệ thuật và phương pháp trả lời hiệu quả

3. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

- Khái niệm, tầm quan trọng và đặc điểm của giao tiếp phi ngôn từ

- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ: giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, nét mặt, mắt, tay, động chạm, di chuyển, khoảng cách, mùi cơ thể.

II. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

- Test kiểm tra trình độ học viên thông qua việc các học viên sẽ giới thiệu về bản thân. 
- Kỹ năng giới thiệu bản thân 
- Công thức giao tiếp giới thiệu mở màn bài thuyết trình. 
- Những biểu hiện của người thiếu tự tin thường hay mắc phải và cách khắc phục. 
- Những yếu tố tạo nên sự tự tin của bạn. 
- Nghệ thuật kể truyện trong thuyết trình.

1. LUYỆN GIỌNG TRONG THUYẾT TRÌNH

- Luyện giọng. 
- Kỹ năng đọc và luyện giọng lưu loát.
- Cách nhấn nhịp theo nghĩa từ. 
- Âm lượng. 
- Kỹ năng đọc chuyên nghiệp và cách nắm bắt nội dung chính. 
- Luyện tập đọc
- Kỹ năng kể truyện luyện cảm xúc
- Phong thái thuyết trình rèn luyện tự tin
- Thuyết trình theo chủ đề.

2. NGÔN NGỮ HÌNH THỂ - TỰ TIN SÂN KHẤU

- 10 phi ngôn từ trong giao tiếp
- Ứng dụng phi ngôn từ tay trong thuyết trình và giao tiếp hàng ngày. 
- Luyện tập kỹ năng thuyết trình và sử dụng  ngôn ngữ hình thể.
- Phong thái thuyết trình. 
+ Tư thế
+ Cử chỉ
+ Giọng điệu 
+ Biểu cảm.

3. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

- Bố cục bài thuyết trình
- Các bước xây dựng một bài thuyết trình đẩy đủ
- Nghệ thuật chào hỏi trong thuyết trình. 
- Thuyết trình theo chủ đề ngẫu hứng 

4. XÂY DỰNG KỊCH BẢN CHUYÊN NGHIỆP, ẤN TƯỢNG DẪN DẮT NGƯỜI NGHE

- Mở đầu ấn tượng:
+ Mở đầu bằng câu hỏi
+ Mở đầu bằng tình huống tưởng tượng/nếu như
+ Mở đầu bằng phát biểu gây sốc

- Thuyết trình bằng kỹ thuật kể chuyện
+ Tại sao lại là kỹ thuật kể chuyện
+ Công thức 5W1H

- Kết thúc cô đọng
+ Kêu gọi hành động
+ Nhắc lại thông điệp mở màn
+ Tóm tắt ngắn gọn

 
zalo
Gọi ngay 0985349755