Kỹ năng phản biện có giúp trẻ tăng khả năng tư duy Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Vì thế, cha mẹ cần phải trau dồi và phát triển kỹ năng này cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến quý phụ huynh một số cách phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ hiệu quả.

Tạo nền tảng phát triển tư duy phản biện cho trẻ mầm non

Trẻ em có khả năng tư duy còn hạn chế, nhưng bé đã biết so sánh giống nhau – khác nhau, ít – nhiều, to – nhỏ,… Bằng sự so sánh, cha mẹ có thể tạo nền tảng phát triển tư duy phản biện cho trẻ em. Hãy thường xuyên đặt câu hỏi để con thể hiện mình thích cái gì, không thích việc gì. Cha mẹ cũng có thể cùng con khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các sinh vật, đồ vật, hành động,…

Đặt cho trẻ những câu hỏi mở hoặc câu hỏi dạng suy luận "việc gì sẽ xảy ra..."

Để phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ, trong một số tình huống, cha mẹ nên hỏi ý kiến của trẻ bằng cách đặt các câu hỏi mở hoặc câu hỏi dạng suy luận “việc gì sẽ xảy ra…” như "Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tưới nước cho hoa?" hay “Con sẽ làm gì nếu bạn không cho con mượn đồ chơi?”. Bởi thông qua những câu hỏi đó, trẻ sẽ hình thành thói quen suy nghĩ, tư duy về một vấn đề cụ thể và những gì sẽ xảy ra sau đó cũng như cách mà trẻ sẽ ứng xử trong những tình huống khác nhau.

Để trẻ có thể chia sẻ quan điểm một cách cởi mở hơn, sau khi trẻ nói lên ý kiến của mình, cha mẹ nên khích lệ và dành lời khen ý kiến của trẻ chẳng hạn như "Suy nghĩ của con thật thú vị, con có thể nói cho mẹ biết vì sao con nghĩ như vậy không?". Nếu suy nghĩ của trẻ không đúng, cha mẹ không nên quát mắng mà hãy khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng.

Khuyến khích trẻ suy nghĩ theo cách mới và nhiều hướng khác nhau

Có rất nhiều hướng để giải quyết vấn đề, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tìm những cách mới, suy nghĩ khác đi và không đi theo những lối mòn cũ. Cha mẹ hãy dạy cho trẻ cách tự đặt câu hỏi “việc này còn cách làm nào khác không?”. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những việc đơn giản, chẳng hạn như đối với những bài toán có nhiều cách giải, khi trẻ giải xong, cha mẹ có thể hỏi trẻ về những cách giải khác. Sự sáng tạo trong suy nghĩ sẽ khiến trẻ trở nên nhạy bén trước mọi tình huống trong cuộc sống. Những việc làm này của cha mẹ sẽ giúp rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Yêu cầu trẻ phản biện và thuyết phục

Khả năng thuyết phục là một trong những yếu tố quan trọng trẻ cần có để xây dựng kỹ năng tư duy phản biện. Với những việc trẻ làm sai, khi những lý do mà bé đưa ra không thuyết phục được người khác, bé sẽ hiểu được mình đang sai chỗ nào. Trẻ nhỏ đôi khi chưa giỏi thuyết phục. Những lúc đó, cha mẹ đừng phủ nhận, chê bai con mà chỉ cần bảo “Lý do đó chưa thuyết phục được cha/mẹ. Cha/mẹ thì nghĩ thế này…, con thấy sao?”. Bằng cách gợi ý câu hỏi khác, cha mẹ sẽ cùng con đào sâu thêm tư duy, tăng khả năng phân tích vấn đề của trẻ.

Để phản biện ý kiến của trẻ, cha mẹ cũng phải sử dụng những bằng chứng nghiêm túc. Cha mẹ có thể cùng con tìm hiểu các vấn đề thông qua sách vở, internet, youtube,… Cha mẹ cũng phải chấp nhận thua và cổ vũ con nếu thấy ý tưởng của con tốt hơn.

Dạy trẻ cách phân tích vấn đề theo từng bước

Dạy trẻ cách phân tích vấn đề theo từng bước cũng là một cách giúp phát triển tư duy phản biện cho trẻ được nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Cụ thể, ở mỗi vấn đề, phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ cách phân tích theo tuần tự các bước như sau:
•    Bước 1: Tóm tắt vấn đề đơn giản, rõ ràng.
•    Bước 2: Liệt kê những phương án khả thi xoay quanh vấn đề. 
•    Bước 3: Liệt kê những lý do nên và không nên tiến hành phương án đó. 
•    Bước 4: Lựa chọn quyết định cuối cùng.
•    Bước 5: Đánh giá sự thành của quyết định vừa chọn.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng giảng dạy cho trẻ bằng sơ đồ tư duy. Đây được xem là cách đơn giản giúp trẻ hiểu rõ vấn đề cũng như định hướng, khái quát được cách giải quyết hợp lý.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755