Kỹ năng kết thúc bài thuyết trình thông minh Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Để có một bài thuyết trình ấn tượng có khó không?

Khó mà không khó. Bạn có quen như thế này không?

“Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Bạn có câu hỏi nào không?”

Một kết thúc nhàm chán cho một bài thuyết trình kinh doanh nhàm chán.

Việc kết thúc cũng quan trọng như khi mở đầu bài thuyết trình vậy. Nó có thể mang lại ấn tượng sâu sắc. Hoặc có thể là cái kết đơn điệu, hủy hoại toàn bộ bài trình bày của bạn.
Khả năng ru ngủ người nghe của bạn như thế nào?
Đừng dành tất cả thời gian để thu hút sự chú ý của khán giả khi bắt đầu bài thuyết trình, và lại để mất chúng vào cuối bài thuyết trình.

Dưới đây là 6 cách để bạn kết thúc bài thuyết trình ấn tượng, sẵn sàng cho các nội dung sau.

Cách 1: “Đây là cơ hội để bạn khám phá….”
Tại sao nó hiệu quả?

Kết thúc này củng cố bài thuyết trình đối với người nghe. Thúc đẩy người nghe cần có hành động sớm.

Cách 2: “Tôi biết bạn cũng cảm thấy… và đó là lý do vì sao…”
Tại sao nó hiệu quả?

Bằng cách thể hiện sự đồng cảm/ hiểu đối tượng. Điều này khiến khán giả có nhiều khả năng thực hiện hành động bạn yêu cầu trong phần sau của câu.
Đồng cảm cũng là kỹ năng cần có với người làm đào tạo

Cách 3: “Đây là lý do vì sao bạn KHÔNG nên tin tôi..
Tại sao nó hiệu quả?

Thách thức khán giả không tin bạn là một thử thách quá thú vị khó bỏ quả. Tất nhiên, thử thách đòi hỏi khán giả phải thực hiện hành động mà cuối cùng bạn muốn họ làm.

Cách 4: “Điều tốt nhất bạn có thể làm bay giờ là tìm lỗ hổng/ vấn đề trong hệ thống này?
Tại sao nó hiệu quả?

Một thách thức khác: “Bạn có thể phá vỡ hệ thống nay?” Cách thức này thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn nhiều so với cách “Hãy dùng thử và đánh giá nó”.
“Hãy là chính mình!”

Cách 5: “Dù bạn làm gì, hãy đừng….trừ khi….”
Tại sao nó hoạt động?

Đánh lừa khán giả chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của họ để bạn biết mọi người đều nghe phần thứ hai của câu.

Cách 6: “Giờ là thời điểm chúng tôi làm một điều gì đó cho bạn…”
Tại sao nó hoạt động?

Thông thường bài thuyết trình sẽ diễn ra người thuyết trình trình bày cho khán giả và sau đó yêu cầu họ thực hiện một số công việc hoặc chấp nhận thay đổi.

Thu hút sự chú ý của khán giả bằng cách xoay ngược lại vai trò. Làm ngược lại với những gì họ mong đợi đảm bảo khán giả của bạn sẽ chú ý.
Sự tự tin đến từ sự chuẩn bị của bạn!
Trên đây là 6 cách bạn khép lại phần trình bày của mình để có bài thuyết trình ấn tượng. Hãy áp dụng và chia sẻ cùng tôi cảm nhận của bạn nhé!
 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755