Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất cho dù bạn là ai, làm nghề gì? Bạn có thể đánh mất rất nhiều cơ hội cũng như các mối quan hệ nếu không chú ý rèn luyện kỹ năng này. Kỹ năng giao tiếp làm nên thành công và phát triển công việc của bạn. Mời bạn tham khảo một số lưu ý dưới đây để học cách giao tiếp tốt hơn.
1. Lắng nghe tích cực
Học cách lắng nghe tích cực là một trong những bí quyết giúp chúng ta lấy được cảm tình của người khác, đây là một kỹ năng giao tiếp ban đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người đều chưa học được cách lắng nghe hiệu quả, chúng ta thường ngắt lời người khác, thay vì nghe và nghĩ xem đối phương đang nói gì, chúng ta thường mặc định rằng đã biết hết những gì đối phương đang định nói. Sẽ không thể nào hiểu những gì người khác cần hoặc muốn nếu chúng ta không dành cho họ một sự chú tâm đúng mức.
2. Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể mang lại nhiều rất nhiều thông tin, hãy quan sát hành động của đối phương khi giao tiếp. Thông qua ánh mắt, hơi thở bạn có thể đoán tâm trạng của đồng nghiệp bạn, việc cô ấy vui vẻ hay buồn rầu, lo lắng hối hả hay bình thản – tất cả có thể được nhận ra thông qua ngôn ngữ cơ thể. Nếu người đang nói chuyện với bạn cứ xiết vào nhau khi nói về một kế hoạch cần sự đúng hạn, bạn có thể hiểu rằng, người đang nói chuyện với bạn đang rất lo âu về những gì họ đang nói với bạn và kế hoạch được định ra có thể rất khó để hoàn thành đúng hạn.
4. Lưu ý đến cách diễn đạt qua các kênh giao tiếp
Xã hội ngày càng phát triển, việc giao tiếp qua các phương tiện truyền thông xã hội là rất phổ biến, có nhiều điều thuận lợi nhưng cũng có không ít rắc rối nếu bạn không chú ý đến cách diễn đạt qua các kênh giao tiếp này. Vì gián tiếp nên việc giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội là rất khó để phân biệt ngữ điệu. Cẩn thận với những lời bông đùa của bạn cóthể gây ra sự giận dữ hoặc tiêu cực hoặc những phản ứng không mong muốn từ
5. Thái độ thân mật
Việc bạn thân mật với đồng nghiệp có thể khiến công việc của bạn suôn sẻ, dễ dàng hơn nhưng, cũng từng để thái độ thân mật này đi quá xa, dẫn đến sự suồng sã thái quá. Hãy đảm bảo rằng lời lẽ của bạn trong email, các cuộc họp hay cuộc gọi đều mang tính chuyên nghiệp. Tỏ ra quá thân thiết trong công việc có thể khiến những người xung quanh cảm thấy không mấy thoải mái.
6. Lời phê bình mang tính xây dựng
Trong công việc, bạn có những lời góp ý, những phê bình là cần thiết để công việc trở nên tốt hơn, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng, những lời góp ý của bạn không bị chi phối bởi cảm xúc, và làm sao cho người mà bạn đang nói chuyện cùng hiểu được những gì bạn đang cố gắng truyền đạt. Nếu công việc có những thành tựu tốt đẹp, hãy dành tặng mọi người những lời khen và tìm cách chỉ cho họ thấy làm thế nào để cải thiện hiệu quả công việc bằng những lời phê bình mang tính xây dựng. Việc phê bình rất được chú trọng trong kỹ năng giao tiếp, bạn cần rất cẩn trọng khi nói về người khác.
7. Nhắc lại những gì bạn nghe thấy
Việc bạn nhắc lại những gì mà sếp hoặc đồng nghiệp đã nói với bạn thể hiện bạn lắng nghe và thấu hiểu những gì họ nói, đây cũng là cách củng cố thông tin, cho phép cả hai bên nhắc nhở nhau và tránh nhầm lẫn.
8. Đời sống cá nhân của người khác
Quan tâm đến thông tin cá nhân đời sống cá nhân sẽ giúp giảm bớt sự cảnh giác hoặc xa cách nhau. Bạn có thể hỏi thăm về việc học hành, chơi thể thao của người thân của họ. Hãy tìm cách trò chuyện về cuộc sống của họ nhưng đừng hỏi quá sâu về đời tư. Điều đó về lâu dài sẽ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng trong mối quan hệ.