Kỹ năng cần thiết khi theo đuổi ngành tâm lý học Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Những kỹ năng nhiều nhà tuyển dụng mong muốn như tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp trong công việc… đều được chú trọng trong chương trình đạo tạo ngành tâm lý học.
Dưới đây là bốn kỹ năng “bỏ túi” làm nên triển vọng nghề nghiệp đa dạng và ưu thế cạnh tranh của sinh viên tâm lý học trong thị trường lao động Việt Nam.
1. Kỹ năng tư duy
Sinh viên tâm lý học được rèn luyện kỹ năng này thông qua việc tiếp cận nhiều góc nhìn về nguyên nhân và bản chất của hành vi con người, từ cấp độ tế bào thần kinh cho đến các mối quan hệ xã hội phức tạp nhất.
Ngoài ra, các bạn cũng được học cách lập luận, diễn giải và phản biện để đi đến kết luận dựa trên các tiêu chí khoa học. Nhờ khả năng phân tích, đánh giá và lập luận được học trong quá trình đào tạo, sinh viên tâm lý học có thể nhanh chóng xử lý những tình huống phức tạp trong công việc.
2. Kỹ năng giao tiếp
Ngành tâm lý học yêu cầu sinh viên không ngừng rèn luyện kỹ năng giao tiếp - nền móng để tiếp tục thực hiện sứ mạng của ngành mà trước hết là khả năng đọc và viết. Nếu việc đọc cung cấp cho sinh viên vốn ngôn ngữ phong phú và khả năng đọc hiểu những vấn đề đa chiều thì việc viết giúp các bạn trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn từ một cách chính xác và thuyết phục.
Trong từng môn học, sinh viên được yêu cầu viết các bài luận và báo cáo nghiên cứu với những đòi hỏi về cả nội dung lẫn hình thức. Những yêu cầu này tạo cơ hội cho các bạn rèn dũa năng lực, thấu hiểu bản chất của vấn đề và luyện tập kỹ năng truyền đạt kiến thức khoa học một cách hiệu quả.
Với thời lượng thực tập đáng kể dưới nhiều hình thức, sinh viên tâm lý học có cơ hội phát triển khả năng giao tiếp trực tiếp ở nhiều cấp độ trong thực tế chuyên môn.
Doanh nghiệp là nơi người lao động được kỳ vọng phải giải quyết nhiều vấn đề lớn nhỏ phát sinh mỗi ngày. Sinh viên tâm lý học được trau dồi những phương pháp xác định vấn đề, đặt giả thuyết, lên kế hoạch nghiên cứu, thiết kế quy trình thu thập và phân tích dữ liệu để kiểm tra những giả thuyết và đi đến kết luận trên bình diện lý thuyết và thực tiễn.
Những kỹ năng này không chỉ đưa sinh viên tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của thế giới mà còn giúp hình thành khả năng xây dựng, kiểm chứng những ứng dụng của tâm lý học trong nhiều môi trường làm việc.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Như đã nói ở trên, ngành nghề này phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc và hành vi. Vậy nên, khi gặp phải một vấn đề nào xảy ra trong quá trình điều trị cho khách hàng thì các nhà tâm lý học phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Không những thế, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp những người theo ngành Tâm lý học được trau dồi các kỹ năng nhỏ như phương pháp xác định vấn đề, kỹ năng lên kế hoạch và phân tích cụ thể dữ liệu.
4. Kỹ năng học hỏi
Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm một nhân viên có khả năng tự trau dồi kiến thức chuyên môn thay vì một người thiếu chí tiến thủ. Tuy nhiên, đây là kỹ năng cần nhiều thời gian và tâm sức rèn luyện.
Kiến thức nền đến các kiến thức về tâm lý học nhận thức, khoa học thần kinh sẽ cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết về những cơ chế vận hành và bản chất sinh học của trí nhớ, học tập, tiếp thu thông tin, tập trung chú ý và tính sáng tạo. Khả năng vận dụng những kiến thức giúp sinh viên tâm lý học trở thành những người sở hữu khả năng phát triển nhanh, là nguồn lực tiềm năng trong doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.Những hướng đi mới đồng thời mở rộng tham gia các hoạt động ngoại khoá để tìm hiểu sở thích, đam mê và khả năng của bản thân.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia các ngành nghề thuộc các lĩnh vực liên quan như: công tác xã hội, phát triển giáo dục, sức khỏe cộng đồng, đào tạo nhân sự, quản trị kinh doanh, truyền thông…Với giá trị khai phóng, nhân văn và định hướng ứng dụng thực tế, chương trình cử nhân tâm lý của trường giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều ngành nghề. Sinh viên có cơ hội trở thành chuyên gia về tâm lý học như: tâm lý trị liệu, tâm lý hướng nghiệp, nghiên cứu khoa học tâm lý…
Tâm lý học ứng dụng là một lựa chọn đáng tìm hiểu với những ai còn băn khoăn trước việc chọn ngành. Như những ngành học khác, tâm lý học không phải là một ngành học dễ dàng, nhưng với thái độ nghiêm túc, người học sẽ đạt được những phần thưởng xứng đáng.