Khi trẻ có biểu hiện trầm cảm, cha mẹ cần làm gì ? Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Trầm cảm ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát và tự sát ở trẻ em.

Đối mặt với những vấn đề trên, người lớn còn khó chấp nhận được huống chi là trẻ con. Hãy thử nghĩ xem, những lúc chán chường, bạn thường làm gì? Chúng ta thường tìm đến những người bạn thân để tâm sự, nghe nhạc và nghỉ ngơi. Và trẻ cũng cần như vậy.

Phương pháp hữu hiệu để đối phó với chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ chính là sự chủ động lắng nghe và đồng cảm của bố mẹ. Dưới đây là những điều cha mẹ cần làm khi con có dấu hiệu trầm cảm, hãy cùng You Can Now tìm hiểu nhé!

1. Đừng lơ là các dấu hiệu của con

Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc.

2. Động viên kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp bé tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch…

3. Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Thời đại ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.
Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ.

4. Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

5. Chăm sóc chính bản thân cha mẹ (và các thành viên còn lại)

Khi có con bị trầm cảm, cha mẹ có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con, mà quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác. Đừng để trẻ thấy vì mình mà cha mẹ tiều tụy, buồn rầu. Chính cha mẹ bình an, lạc quan, vui vẻ thì sẽ truyền năng lượng tích cực đến cho trẻ.
 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755