Khi beatbox không còn là “tạp kỹ” Khóa học Beatbox

Lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam 26, Beatbox qua phần trình diễn chỉ bằng một chiếc mic của Mr.T đã tạo ấn tượng trong người xem.

Khi beatbox không còn là “tạp kỹ”

Nếu chúng ta có thể nói và nói với nhau bằng những ngôn ngữ đa âm sắc, nếu các nghệ sĩ opera có thể đạt được những nốt cao quá ngưỡng, các giọng hát metal extreme cực trầm và đáng sợ, thì việc mô phỏng các âm thanh điện tử liệu có dễ như cái búng tay?
Như món hài độc thoại (standup comedy), beatbox độc diễn dễ là một thử thách khó khăn với người biểu diễn, khi buộc lòng phải giữ chân khán giả chỉ bằng mỗi chiếc mic. Tuy vậy, nó cũng chính (hẳn) là mảnh đất màu mỡ nhất cho sáng tạo, khi mọi âm thanh sản sinh ra chỉ có thể bắt đầu từ trong đầu beatboxer. Khi khác, beatboxer có thể được hậu thuẫn bằng một tay trống cự phách, và … hết, bởi một mình anh đã có thể bao trọn âm thanh của một loạt món nhạc cụ xem ra vẫn quá cồng kềnh khác.
Khi beatbox không còn là “tạp kỹ”
 Mr. T trong Duyên Dáng Việt Nam 26 - Ảnh: Nguyên Trương

 

Được xem là yếu tố thứ 5 của Hip hop, Beatbox có tiền thân từ vocal percussion, hay tạo âm thanh của bộ gõ nhưng không bằng nhạc cụ mà bằng chính giọng của người trình diễn, và bằng cả lưỡi, miệng, môi. Những huyền thoại beatbox như Buffy, Doug E Fresh, và Biz Markie là những người đã có công lớn trong việc đưa beatbox đến với công chúng rộng rãi hơn. Phát triển cùng sự lớn mạnh của hiphop trong văn hóa đại chúng thập niên 80, beatbox đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều, và không có gì ngạc nhiên, đã vượt khỏi các giới hạn trước đây vốn chỉ áp dụng với hip hop hay các nghệ sĩ da màu. 

Hơn nữa, song hành cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ phòng thu và những trường âm thanh mới mẻ của các nhà sản xuất âm thanh, các beatboxer dường như có một nguồn “tư liệu sản xuất” vô tận. Chính M.J cũng đã dùng cách thức beatboxing để ghi âm các bản hit như Billie Jeans kinh điển, The Girl is Mine. Và càng không thể bỏ qua những âm thanh luyến láy vô cùng mê hoặc của Bobby McFerrin. Người ta còn tìm những cách ký âm cho loại “âm nhạc” rất riêng này. 

Một màn biểu diễn ngẫu hứng của Bobby McFerrin - Nguồn Youtube


Tại Việt Nam, nhóm Ivoice và đặc biệt hơn cả là hiện tượng Mr. T  đã vào đến vòng bán kết, trở thành 1 trong 49 thí sinh cuộc thi Vietnam’s Got Talent là những điển hình cho sự phổ biến của beatbox cũng như lối hát “không thành lời” này. Trước đó và hiện nay, beatbox vẫn được phổ biến tương đối rộng rãi trong các cộng đồng yêu hip hop chủ yếu tại 2 thành phố lớn, như kết hợp của beatboxer Minh Kiên cùng rapper Wowy và Nah trong nhiều trình diễn live. 

Sau tròm trèm 10 năm, bộ môn nghệ thuật vẫn được coi là mới mẻ, thậm chí có lúc như “tạp kỹ” mua vui tại Việt Nam, thực ra đã tiến được những bước không hề ngắn. Mới đây nhất, khi chứng kiến tiết mục beatbox ấn tượng của Mr. T trên sân khấu Duyên dáng Việt Nam 26 – Thương quá Việt Nam, sự đón nhận lẫn công nhận của loại hình này trong văn hóa Việt Nam hiện đại như đã được khẳng định.  

Tổng hợp

  Đăng kí khóc học Beatbox cơ bản tại Youcannow !

 

Viết bình luận

 
zalo
Gọi ngay 0985349755