Hội chứng sợ đám đông - Nỗi ám ảnh xã hội phổ biến hiện nay Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

1, Hội chứng sợ đám đông là gì?

Hội chứng sợ đám đông (Tên khoa học là Enochlophobia) thực chất là một dạng của rối loạn lo âu hay cụ thể hơn là rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu. Hội chứng này còn được biết đến với những tên gọi như hội chứng sợ nơi công cộng và hội chứng sợ khoảng trống.

2, Biểu hiện của Hội chứng sợ đám đông:

  • Sợ đến những nơi đông người và có xu hướng né tránh với những tình huống có đám đông như nhà thờ, siêu thị, trung tâm mua sắm, sử dụng phương tiện công cộng,…
  • Luôn lo sợ mắc kẹt ở những không gian như xe lửa, tàu điện ngầm, thang máy,…
  • Thậm chí một số người có nỗi sợ quá lớn gần như không thể ra khỏi nhà. Những trường hợp này hoàn toàn không thể học tập và làm việc như bình thường mà có xu hướng học vào ban đêm, làm các công việc ca đêm để tránh những tình huống đông người.

  • Khi phải đối mặt với tình huống có đám đông, bệnh nhân sẽ xuất hiện nỗi sợ hãi quá mức, mất kiểm soát hành vi hay bám chặt vào ai đó (thường là người thân quen) và cố gắng thoát khỏi tình huống đó càng sớm càng tốt.
  • Trong thời gian đối diện với tình huống gây ra sự sợ hãi, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng thể chất như chóng mặt, đau đầu, giãn đồng tử, tăng nhịp tim, buồn nôn, căng cơ, khó thở, chân tay run rẩy, đau bụng,…

  • Có cảm giác bất lực và phụ thuộc vào người khác do nỗi sợ lấn át.
  • Vì không thể kiểm soát được sợ hãi nên bệnh nhân thường trực cảm giác tuyệt vọng, tức giận, lo lắng, muộn phiền và dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực.

3, Nguyên nhân gây hội chứng sợ đám đông

Hội chứng sợ đám đông là một nỗi ám ảnh xã hội phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người ngày nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ mắc phải hội chứng này cao hơn tỉ lệ nam giới rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bệnh lý này, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, di truyền, tính cách bẩm sinh, áp lực từ cuộc sống hoặc công việc, những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày,…

Hầu hết những bệnh nhân mắc hội chứng sợ đám đông đều đi kèm với rối loạn hoảng sợ. Điều này cho thấy mối tương quan sâu sắc giữa hai bệnh lý.

4, Những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hội chứng sợ đám đông như:

  • Giới tính nữ (nữ giới thường nhạy cảm hơn với nỗi sợ và dễ bị tổn thương sau các sang chấn tâm lý)
  • Tính cách nhút nhát, tự ti, thiếu kỹ năng giao tiếp, rụt rè, hay lo âu và căng thẳng
  • Có sẵn các chứng ám ảnh sợ như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, sợ độ cao,…
  • Lạm dụng chất gây nghiện, thuốc lá và chất kích thích

5, Biện pháp đẩy lùi hội chứng sợ đám đông

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, chạy bền hoặc tập bơi.
  • Bệnh nhân có thể nhai kẹo cao su khi lo lắng.
  • Tập thói quen hít thở sâu và tập trung vào hơi thở.
  • Dần dần tự giải tỏa cho bản thân: Bắt đầu bằng những hành vi nhỏ, sau đó tăng dần mức độ thoải mái để có thể đứng trước nhiều người một cách tự tin.
  • Bạn nên có một người bạn thân hoặc một thành viên trong gia đình cùng hỗ trợ. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm bớt lo lắng.
  • Cố gắng giữ được sự bình tĩnh, các chuyên gia tâm lý cũng khuyên nên tập trung vào một người trong một đám đông nào đó đang tham gia. Điều này giúp tập trung cảm xúc vào người đó có thể giúp người bệnh giữ bình tĩnh và ngăn ngừa những suy nghĩ tiêu cực bên trong bạn.
  • Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giúp an thần, ổn định tinh thần và giúp bản thân thấy thoải mái hơn ngay tức thì.

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755