Học kỹ năng sống – Dạy trẻ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Lứa tuổi dưới 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phát triển về nhận thức, để ý các hoạt động diễn ra xung quanh mình và bắt đầu bắt chước người lớn. Phụ huynh có thể bắt đầu hướng dẫn các bé sắp xếp đồ đạc khi dùng xong. Ở độ tuổi này, phụ huynh cũng không nên ép buộc bé vì các bé chưa nhận thức rõ ràng được đúng sai. Chúng ta cần uốn nắn từ từ để trẻ học được những thói quen tốt từ phụ huynh.
Những mẹo vàng sau đây có thể giúp phụ huynh rèn con ngăn nắp thật dễ dàng.
1. Giao việc cho trẻ
Ngay từ độ tuổi mẫu giáo, phụ huynh có thể giao cho bé những công việc liên quan đến chăm sóc cá nhân như đánh răng, tự làm sạch sau khi đi vệ sinh. Sau đó chuyển sang giao nhiệm vụ tự phụ trách đồ đạc của mình đặc biệt là khi phụ huynh và bé cùng đi du lịch.
Tiếp đến, phụ huynh phân công cho bé dọn dẹp bàn học của mình sau khi học xong. Dần dần theo thời gian, phụ huynh giao cho bé những nhiệm vụ lớn hơn trong số các công việc gia đình hàng ngày. Bé sẽ dần có ý thức hơn với chính mình và các công việc khác.
2, Dạy trẻ bố trí vật dụng ở nơi hợp lý
Các con cũng có nhiều đồ vật riêng để cất giữ, phụ huynh hãy giúp bé bố trí một khu vực giúp bé có thể sắp xếp đồ dùng của mình một cách khoa học.
Với những đồ dùng đã cũ, ít sử dụng nhưng lại chiếm một khoảng không gian đáng kể trong nhà, hãy cùng bé lọc ra những gì không cần thiết như bao bì, giấy báo, quần áo cũ… Những gì còn sử dụng được, bạn có thể cho bé làm kế hoạch nhỏ, quyên góp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, bé sẽ vừa biết cách dọn dẹp không gian sống ngăn nắp, vừa biết tiết kiệm, tái sử dụng lại đồ cũ.
3, Trở thành tấm gương cho con noi theo
Phụ huynh luôn là tấm gương mà trẻ noi theo, mọi hành động của phụ huynh đều có tầm ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên để ý lời ăn tiếng nói, cách sống trước mặt con trẻ, luôn gọn gàng, ngăn nắp và hướng dẫn bé thực hành để hình thành thói quen.