Học cách giao tiếp - Dạy trẻ giao tiếp thông minh Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Thực tế cho thấy, việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng, những trẻ giao tiếp tốt sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển, tính cách tự tin và phản xạ tốt. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé phản xạ linh hoạt, dễ thích nghi với những sự thay đổi bất ngờ và thành công hơn trong cuộc sống.

Vai trò quan trọng của dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ?

Giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là hoạt động nghe và nói mà là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao nhất.

Các chuyên gia cho rằng, nên dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ngay khi biết nói. Vì lúc này não bộ của trẻ đang phát triển và dễ dàng tiếp thu nhanh. Những trẻ giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, ứng xử lễ phép, thể hiện rõ quan điểm và cá tính của mình. Nhờ đó trẻ sẽ có nền tảng vững chắc hơn trong tương lai, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng thành công hơn.

You Can Now gợi ý ngay cho bạn những kỹ năng giao tiếp ứng xử sau đây:

1. Biết lịch sự và lễ phép với người lớn tuổi

Biết sử dụng kính ngữ dạ thưa với người lớn là kỹ năng giao tiếp ứng xử nên dạy cho trẻ từ khi trẻ biết nói. Trẻ cần biết đó là cách xưng hô đúng mực giúp thể hiện con là một đứa trẻ ngoan, lễ phép. 

2. Nói lời cảm ơn, xin lỗi

Biết cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp là bài học cơ bản về kỹ năng giap tiếp ứng xử nên dạy cho trẻ. Phụ huynh cần nhắc nhở, dạy cho con thói quen nói lời cảm ơn khi nhận được quà và sự giúp đỡ từ người khác, nói lời xin lỗi chân thành khi biết đã sai. Trẻ cũng cần được hiểu rõ lời cảm ơn thể hiện sự lịch sự, yêu quý; còn lời xin lỗi là sự hối lỗi chan thành về điều trẻ đã làm sai.

3. Kỹ năng tự lập

Kỹ năng tự lập không chỉ dừng lại ở chỗ trẻ làm được gì cho bản thân ví dụ như tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đứng dậy khi ngã, tự mang ba lô của mình, tự giác học bài, tự biết tắm, tự làm một số việc nhà,.. mà còn là thái độ đối với những người xung quanh. Đối với phụ huynh, việc con có thể tự ăn, ngủ, vui chơi đã là điều hết sức tuyệt vời. Nhưng hãy đòi hỏi cao hơn với trẻ. Phụ huynh hãy mạnh dạn giao việc cho con với một thái độ tin tưởng và dứt khoát. Bằng việc gợi ý cho trẻ: “Con có thể cùng mẹ rửa bát không?”, “Con có muốn lau nhà cùng mẹ không?”,… 

4. Kỹ năng tập trung

Một số trò chơi rèn luyện sự tập trung cao như là:
Trò chơi xếp hình tháp và lâu đài

Xếp hình tháp và lâu đài là một trong những trò chơi rèn luyện sự tập trung thú vị cho trẻ. Ba mẹ có thể sử dụng các hình khối hoặc bộ đồ chơi rút gỗ để trẻ sắp xếp và xây thành những tòa lâu đài, hình tháp độc đáo của riêng mình. Trò chơi này sẽ đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung, khéo léo, tỉ mỉ nếu không tòa tháp hay lâu đài sẽ bị sụp đổ.

Trò chơi lắp ráp mô hình

Lắp ráp các mô hình xe ô tô hay lắp ráp LEGO được đánh giá là trò chơi rèn luyện sự tập trung vô cùng hiệu quả. Tùy vào từng độ tuổi, sở thích mà ba mẹ lựa chọn bộ đồ chơi lắp ráp phù hợp. Chẳng hạn với bé gái có thể là các bộ lắp ráp có chủ đề mua sắm, công chúa như LEGO Friends, LEGO Disney Princess, còn bé trai là các bộ lắp ráp về xe ô tô, siêu anh hùng như LEGO City, LEGO Ninjago, LEGO Technic... Sau khi chơi lắp ráp nhiều lần, bé sẽ cảm thấy thích thú, tập trung, đồng thời phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ hiệu quả.

Cho trẻ đọc sách

Đọc sách là thói quen hữu ích ba mẹ cần tập luyện cho trẻ. Ba mẹ có thể mua cho con những cuốn sách, truyện tranh thú vị về động vật, hiện tượng tự nhiên, các bài học cuộc sống... Trẻ không chỉ thích thú khám phá tất cả mọi thứ trên thế giới mà còn rèn luyện khả năng tập trung.

5. Kỹ năng làm chủ tâm lý và cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với phương pháp dạy dỗ con cái của các bậc phụ huynh. Nhờ những kỹ năng sống cần thiết mà trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hòa nhập với thế giới muôn màu.

Những gợi ý giúp trẻ làm chủ tâm lý và cảm xúc:

  • Viết nhật ký: Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kìm chế hoặc bộ lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

  • Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi trẻ đang cố gắng sửa đồ chơi hay làm bài tập mãi mà vẫn không xong, chúng dần có xu hướng cáu gắt lên và bỏ cuộc. Hãy khuyến khích trẻ động não, đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào là khả thi nhất. Lúc nào cũng cần phải suy nghĩ trước khi hành động.
  • Cho con thấy hậu quả của việc mình không kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Phụ huynh nên phân tích cho con hiều cảm giác tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như sợ hãi, ghen tị, thất vọng,… để con có một tâm lý tôt nhất và con sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi con có những cảm xúc tiêu cực.

 

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755