Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ tự kỷ Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông
Nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ bị tự kỷ ngày một tăng cao tại nhiều độ tuổi ngay cả khi trẻ mới biết đi và có nhận thức, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng hồi phục ở trẻ khá thấp. Vậy ở trẻ tự kỷ thường xuất hiện những triệu chứng gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao? Phụ Huynh nên làm gì để sớm can thiệp?..
Tự kỷ là gì?
Theo các chuyên gia, tự kỷ là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn phát triển lan tỏa với nhiều mức độ (có thể nặng hoặc nhẹ). Trong đó, tuổi khởi phát bệnh phổ biến ở trẻ em là 3 tuổi và bệnh thường kéo dài theo thời gian.
Những dấu hiệu của trẻ tự kỷ:
- Dáng đi bất thường như đi nhón gót chân có thể là triệu chứng của bệnh tự kỷ thường gặp ở trẻ em
- Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt.
- Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi,..
- Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp.
- Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ.
- Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ:
- Di truyền: trẻ bị tự kỷ do cấu trúc của não phát triển không được hài hòa vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não.
- Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Một số hóa chất độc hại nên tránh tiếp xúc như khói thuốc lá, ma túy, bia rượu,...
- Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp hoặc không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ.
Vậy bậc phụ huynh nên làm gì?
- Nếu con bạn bị chậm phát triển, hoặc nếu bạn đã quan sát thấy các dấu hiệu về chứng tự kỷ, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
- Lên lịch khám sàng lọc chứng tự kỷ. Một số công cụ sàng lọc chuyên biệt đã được phát triển để xác định trẻ em có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
- Gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh. Nếu bác sĩ nhi khoa của bạn phát hiện các dấu hiệu có thể có của chứng tự kỷ trong quá trình kiểm tra, con bạn nên được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chẩn đoán toàn diện.
- Không thể sử dụng các công cụ sàng lọc để chẩn đoán, đó là lý do tại sao cần phải đánh giá thêm. Một chuyên gia có thể tiến hành một số xét nghiệm để xác định xem con bạn có mắc chứng tự kỷ hay không?.
- Mặc dù nhiều bác sĩ lâm sàng sẽ không chẩn đoán trẻ mắc chứng tự kỷ trước 30 tháng tuổi, nhưng họ có thể sử dụng các kỹ thuật sàng lọc để xác định thời điểm xuất hiện một nhóm các triệu chứng liên quan đến chứng tự kỷ.