Chọn máy ảnh nào chụp cho studio Chụp studio
Dòng máy nào?
Đã có nhiều bài viết phân tích gữa crop frame và full frame, xin mạn phép không bàn sâu nữa, chỉ xin nói nhanh vài điểm. Trong studio, để có cùng một khung hình thì crop frame cần tiêu cự rộng hơn, dẫn đến dễ méo hình hơn. Full frame thì không cần bàn cãi, khai thác được hết thế mạnh của tiêu cự và các dòng ống chất lượng cao của hãng tương ứng.
Còn các máy có cảm biến cỡ lớn hơn thì sao? Cảm biến lớn hơn đồng nghĩa đòi hỏi lượng ánh sáng vào máy lớn hơn, yêu cầu hệ thống đèn có công suất mạnh hơn. Ngoài ra các máy medium format kĩ thuật số có độ phân giải rất cao, tiêu tốn nhiều tài nguyên xử lí và lưu trữ ảnh mà chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu (ví dụ chụp ảnh sản phẩm phục vụ cho TMĐT, chỉ cần 1024px là đủ, nếu không cần in phóng cỡ siêu lớn thì medium format là khoản đầu tư hơi lãng phí). Thêm một điểm nữa, các thân máy đắt tiền này khá hiếm và không có nhiều support về linh phụ kiện lẫn dịch vụ sửa chữa, điều này cũng khá bất tiện.
Kết luận: Crop chụp cũng được, nhưng full frame 35mm vẫn là tốt nhất.
Hãng nào?
Tự dưng thấy run quá, vì đụng đến chủ đề sóng đẫm máu nhất của cộng đồng chơi ảnh, chưa khi nào nguôi suốt mấy năm nay: Canon vs Nikon. Tác giả bài viết rất mong sẽ nhận được những phản hồi thuyết phục và có tính xây dựng cho những chia sẻ dưới đây:
- Thế các hãng khác đâu? Sony, Pentax, hay nhiều ông “nhỏ” khác vẫn có những sản phẩm đối trọng với 2 ông “to” kia. Tuy nhiên, chúng không có ưu điểm nổi bật hơn hẳn, rõ rệt hơn hẳn so với những đối thủ đến từ Nikon, Canon, hoặc những ưu điểm đó không có nhiều giá trị trong môi trường chụp ảnh studio (chí ít là ở Việt Nam). Thêm nữa là tính thanh khoản kém, hỗ trợ thiết bị, phụ kiện kém, đó là những lý do khiến 2 ông lớn kia tung hoành hầu khắp các studio.
- Nikon nổi tiếng về độ nét và thể hiện tông màu xanh, cùng với khả năng đo sáng tuyệt vời. Chính vì thế Nikon rất thường thấy trong bộ thiết bị của các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh, thiên nhiên, và trong các studio có tính ông nghiệp, thương mại. Điểm trừ của Nikon là màu sắc hơi rực rỡ quá, các vùng chuyển màu không mượt mà và khả năng quay phim kém hơn Canon. Hệ thống ống kính tương đối đắt hơn đối thủ cũng là một rào cản.
- Canon vẫn được đánh giá cao về khả năng tạo màu sắc trung thực và giữ các vùng chuyển màu mềm mại, hài hoà hơn, thể hiện tông màu đỏ, hồng, da người rất tốt. Đó là lý do tại sao đa phần các studio thời trang, ảnh cưới hay mang tính nghệ thuật, cảm xúc thường sử dụng Canon. Hệ thống lấy nét cũng được cải tiến thêm nhiều, chất lượng quay phim rất tốt đã được chứng minh giúp Canon thể hiện khả năng đồng đều hơn so với Nikon.
Kết luận: Máy nào cũng chụp được ảnh, nhưng với nhu cầu studio chụp đa dạng các thể loại, không cần in phóng lớn hay ảnh quá sắc nét, lại có cả quay phim, thì Canon là lựa chọn của tôi. Còn nếu bạn chụp in pano, áp phích hay print ad cỡ lớn, cần độ phân giải và độ nét cao hơn, thì hãy chọn Nikon.
Đề xuất thiết bị
Canon 5D mark III (primary) + Canon 6D (secondary)
Canon 16-35mm f2.8L II
Canon 50mm f1.2L
Canon 70-200mm f2.8L IS II
Canon 100mm f2.8L IS Macro
Còn máy tính xử lý ảnh thì sao?
Nếu bạn không quan trọng ngoại hình, tập trung vào price/performance và tính phổ biến, quen thuộc, thì một case chạy windows với chip Xeon, 8GB Ram và ổ cứng SSD (tầm 20 triệu) là đủ sức cân thoải mái các thể loại chỉnh sửa ảnh raw. Còn nếu bạn là tín đồ của thiết kế đẹp và hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đối tác, đi kèm với tính đồng bộ hoá cao và độ ổn định thì iMAC 27 inch không có đối thủ trong cùng tầm tiền đầu tư.
Nguồn: xóm nhiếp ảnh
Viết bình luận