Cải thiện kỹ năng đàm phán và thương lượng Kỹ năng bán hàng - tiếp cận - đàm phán
Trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán thương lượng với đối tác hay khách hàng để ký kết hợp đồng là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là:
Bạn chưa biết cách tìm tiếng nói chung cho cuộc đàm phán hay chưa?
Thương lượng ra sao để lợi ích đôi bên được đảm bảo?
Giải quyết những vấn đề sau đàm phán thương lượng như thế nào?
Vì vậy, qua bài viết này You Can Now xin được chia sẻ với các bạn kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh!
Kỹ nẵng đàm phán là gì?
Đàm phán là hành động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều đối tượng qua đó các bên cùng nhau đi đến sự thỏa thuận chung, kèm theo là các điều khoản, điều kiện với mục đích tối đa lợi ích cho bản thân hoặc người đại diện.
Kỹ năng đàm phán được hiểu là người biết vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm về thương lượng và thuyết phục một cách linh hoạt để thực hiện các giao dịch, mang đến những lợi ích lớn cho tổ chức. Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh và quản lý xung đột một cách hiệu quả là tất cả những lợi thế của các cuộc đàm phán thành công.
Bên cạnh đó có người có khả năng thiên bẩm trong việc giao tiếp và đàm phán và có thể mang lại kết quả tích cực cho dù cuộc đàm phán có vẻ khó khăn đến mức nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó. Kỹ năng đàm phán đối với hầu hết chúng ta là phải rèn luyện và trải nghiệm học hỏi.
Người có kỹ năng đàm phán giỏi thường quan tâm đến việc tìm kiếm giải pháp hoặc sắp xếp thỏa đáng cho cả hai bên nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bản thân và người ngồi đối phương.
Đây là một trong những kỹ năng mềm cực kì quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh, mà còn xuất hiện ở các khía cạnh khác ở đời sống thường nhật.
1. Xây dựng sự tin tưởng
Bạn có bao giờ để ý rằng, nói chuyện với 1 người bạn thân bao giờ cũng dễ hơn là bắt chuyện với một người xa lạ.
Khi nói chuyện với một người lạ, ít nhiều gì bạn cũng sẽ có cảm giác đề phòng, cảnh giác và đối phương cũng như vậy . Do đó, trước hết hãy tạo cho họ thấy rằng, bạn là người đáng tin tưởng. Đây là điều cơ bản nhất để đạt được được sự đồng thuận của người khác.
2. Khai thác điểm tương đồng
Hãy cho người đối diện thấy bạn đang chú ý lắng nghe bằng cách cùng có những cử chỉ tương đối giống họ.
Ví dụ như là:
- Cách cầm một ly nước,
- Nghiêng đầu cùng phía với bên kia,
- Hay chỉ là việc đan lại hai bàn.
Đơn giản nhưng cực kì hiệu quả!!!
3. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng làm tăng độ hiệu quả
Bất cứ khi bạn nói điều gì, bạn hãy đưa ra một trường hợp cụ thể, một ví dụ điển hình. Có như vậy, bạn mới không bị họ bắt bẻ hay làm khó dễ
Do đó, chúng ta phải nên tự rèn luyện, học hỏi, tì tòi, trau dồi kiến thức để phản ứng khéo léo, kịp thời trong mọi tình huống khó nhất.
4. Phân tích vấn đề để thương lượng tốt hơn
Dân làm sales chắc sẽ là người hiểu rõ điều này nhất. Lấy ví dụ là người làm sales bất động sản. Khi vị khách hỏi những mặt hạn chế của ngôi nhà, nhân viên này che dấu hay nói lái sang vấn đề khác.
Trong quá trình sử dụng ngôi nhà ấy, ngôi nhà bị lún, ngập nước. Lúc đó, uy tín của nhân viên ấy liệu có còn không? Và liệu rằng vị khách kia có kiện hoặc làm “rùm beng” lên không?
Liệu rằng anh nhân viên có thể bán thêm một ngôi nhà nào nữa không? Các bạn hẳn đã có câu trả lời.
Bạn nên tham gia một khóa đào tạo để học được những điều này ở mức độ chuyên sâu hơn.
5. Chú ý lợi ích của người nghe
Hãy đánh mạnh vào tính tư lợi của người đối diện. Ai cũng muốn điều tốt tới với mình.
Chẳng có ai muốn nhận thiệt thòi về bản thân cả. Trừ khi nào họ đang tính đến một lợi ích nào đó lớn hơn. Đó có thể là lợi ích tinh thần hay xã hội.
Tâm lý chung của con người là vậy. Do đó, hãy đặt mình vào khách hàng, nghĩ xem họ đang muốn điều gì. Và rồi, hãy đổ mật vào tai họ. Khiến họ nghĩ ra viễn cảnh thoải mái nếu làm theo sự chỉ dẫn của bạn.
6. Tạo tính khẩn cấp, cảm giác khan hiếm khi thương lượng
Sau khi khách hàng bị lung lay, hãy tạo ra cảm giác khan hiếm cho sản phẩm của mình. Hãy cho biết bạn đang mang lại cho họ một cơ hội “ngàn vàng”.
Hãy chứng minh chỉ mình bạn mới có thể mang lại cho bạn những điều mà người đó mong muốn.
7. “Chốt hạ” – Tạo ra đòn bẩy thuyết phục
Chốt sales là một nghệ thuật, nhưng người chốt sales không phải là nghệ sĩ mà là người bậc thầy. Chốt sales không phải ai cũng làm được.
Ở đây cần sự tỉnh táo nhiều hơn là máu nghệ sĩ. Do đó, hãy tỉnh táo, cẩn thận, và cuối cùng, “hạ gục” đối phương.