Cách nói chuyện thu hút người đối diện ngay lần đầu Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Sắc đẹp sẽ phai tàn theo thời gian, hơn nữa sắc đẹp không thể thu hút người khác được mãi. Điều gì có thể tồn tại sức hút mãi mãi? Duyên ngầm, một sức hấp dẫn kỳ diệu như sức hút của nam châm. Người ta không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy. Nó vượt qua mọi thử thách của thời gian. Khi càng tiếp xúc càng thấy mặn mà không dứt ra được.  Đã là con người, nhất là phụ nữ, ai cũng cần có cái “duyên” ấy.

Muốn trở thành người có duyên ngầm, bạn phải biết cách giao tiếp. Không phải người có duyên là người có giọng nói trong trẻo như tiếng oanh vàng. Điều quan trọng là ở nội dung lời nói. Cách nói chuyện có duyên phải nói như thế nào?

1. Câu chuyện phải hướng về điều mà người nghe quan tâm.

Do đặc điểm nghề nghiệp, lứa tuổi, cá tính, hoàn cảnh. Mỗi người ta gặp hàng ngày thường quan tâm và am hiểu một số lĩnh vực nào đó. Câu chuyện sẽ rất có duyên nếu bạn nói đúng đề tài mà họ đang quan tâm và có am hiểu.

2. Quan tâm tới người nói chuyện với mình.

Trò chuyện với ai trước hết phải tôn trọng họ. Không phải chỉ tôn trọng bằng cách thưa gửi lễ phép mà là biết lắng nghe họ nói.

Một người vợ hỏi chuyên gia tâm lý: “Tại sao chồng tôi không muốn trò chuyện với tôi? Cuộc sống của chúng tôi rất buồn tẻ, tôi phải làm thế nào?”. Khi được hỏi: “Chị thường hay nói với chồng về chuyện gì?”. Thì ra chị toàn nói những chủ đề mà chồng không hề quan tâm. Nghệ thuật giao tiếp có duyên không phải nói cho hay mà trước hết là biết nghe người khác nói.

Có thể nhận thấy người nào chỉ thích nói về mình là người chỉ nghĩ đến mình. Có những cô gái khá xinh đẹp nhưng cứ tan vỡ hết mối tình này đến mối tình khác. Họ đổ lỗi cho “hồng nhan bạc phận”. Hóa ra là cô ỷ vào sắc đẹp của mình sinh ra kiêu ngạo. Gặp ai cũng chê bai, chỉ có mình là ngoan hiền, tài giỏi. Ngồi nói chuyện với cô, ai cũng thấy tẻ nhạt, bởi vì cô toàn nói về mình.

3. Không nói quá to cách nói chuyện có duyên cần tập luyện

Nếu đang phải thuyết trình trước rất nhiều người trong một căn phòng, hãy cố gắng nói ở mức âm lượng sao cho những người xa nhất có thể nghe thấy và người ngồi gần cũng không cảm thấy khó chịu.

4. Tập trung vào người nghe phép lịch sự trong cách nói chuyện có duyên

Một người ăn nói có duyên nghĩa là khi nói luôn có người nghe. Ngược lại, nếu bạn nghĩ về một thứ gì khác mà không tập trung.  Hay đảo mắt xung quanh thì chắc chắn chẳng ai muốn nghe bạn. Điều này không khác gì bạn đang đọc 1 bài diễn văn.
Do vậy, hãy lưu ý hai trường hợp đặc biệt: Tránh liếc nhìn xung quanh mà không tập trung vào người đối diện. Nó sẽ khiến bạn có vẻ thiếu chân thành và nếu buộc phải nhìn vào tài liệu đã chuẩn bị. Hãy sử dụng mắt để nhìn xuống chứ không cúi đầu

5. Đừng sử dụng các từ ngữ sáo rỗng

Bạn muốn trở thành một người có cách giao tiếp giỏi thì cần phải loại bỏ cách sử dụng các từ ngữ sáo rỗng. Thay vào đó là lời nói khiến người nghe có thể hình dung ra điều bạn muốn truyền đạt. Trong trường hợp buộc phải đề cập đến một thuật ngữ mới, hãy cố gắng giải thích một cách rõ ràng, chi tiết.

6. Điều chỉnh tốc độ nhanh – chậm khi nói

Nếu bạn cứ duy trì một tốc độ nói dễ khiến câu chuyện thiếu sự cuốn hút, đơn điệu, nhàm chán và chẳng ai muốn nghe tiếp cả. Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh giữa tốc độ nói chậm và nhanh tùy thuộc vào mức độ quan trọng. Khi tóm tắt vấn đề hoặc giới thiệu bối cảnh, hãy cố gắng nói nhanh hơn so với phần chính. Ngoài ra, khi mô tả một thuật ngữ quan trọng, hãy nói chậm lại để người nghe có thể hấp thụ. 

7. Một chút dừng lại khi bạn chuẩn bị nói điều quan trọng

Đôi khi im lặng không hoàn toàn là vàng. Im lặng cũng là một bí quyết giúp bạn trở thành người ăn nói khôn ngoan hơn. Chẳng hạn, một chút dừng lại khi bạn chuẩn bị nói điều quan trọng sẽ tạo sự hồi hộp cho đối phương. Điều này khiến họ như nuốt từng lời từng chữ của bạn vậy. Tương tự, việc dừng lại khoảng vài giây sau khi nói thứ gì đó quan trọng sẽ giúp bạn nhấn mạnh điều đó, đồng thời cho người nghe thời gian để hồi tưởng lại chúng.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755