Cách cải thiện nói lắp, nói vấp khi thuyết trình Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Nói lắp là một vấn đề phổ biến mà người ta ước tính có đến 1% dân số toàn thế giới bị ảnh hưởng. Đây là chứng rối loạn khả năng nói, phá vỡ sự trôi chảy khi diễn đạt và lặp lại một số từ hoặc âm thanh nào đó. Không có một cách chữa nhất định nào cho tật nói lắp bởi mỗi người một khác, nhưng có các bài tập có thể giúp bạn cải thiện tật này.

Thông qua các biện pháp giảm lo âu, xem xét kiểu cách phát âm, xác định các từ thường nói lắp và tập luyện trong thực tế, bạn sẽ tiến được những bước lớn trong việc khắc phục tật nói lắp.

Hít thở sâu và có kiểm soát khi chuẩn bị nói.

Sự căng thẳng có thể khiến chứng nói lắp thêm tồi tệ. Trước một buổi tập luyện hoặc trước khi nói chuyện với người khác, bạn hãy thả lỏng cơ thể bằng một loạt bài tập hít thở sâu. Cách này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và ngăn chặn nói lắp.

Thực hiện các bài tập hít thở thường xuyên để giảm căng thẳng.
Đặc biệt nhớ hít thở sâu trước những các tình huống giao tiếp để thư giãn. Ngăn ngừa tình trạng lo âu xã hội là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế nói lắp.

Tập nói trước gương.

Việc tự quan sát bản thân nói chuyện sẽ giúp bạn phân tích cách nói của mình. Hãy chú ý thật kỹ những âm thanh hoặc từ ngữ nào khiến bạn nói lắp.[3]
Nhìn vào mắt mình trong gương. Đây là điều quan trọng, vì việc giao tiếp bằng mắt với mọi người có thể giúp bạn bớt nói lắp.

Bạn cũng có thể hình dung một người khác ở trong gương và tưởng tượng bạn đang nói chuyện với họ. Đây cũng là một cách tập luyện để bạn sẵn sàng nói chuyện với người khác.

Ban đầu bạn có thể tập một mình, nhưng sau đó hãy huy động gia đình và bạn bè tham gia. Ý tưởng nhờ những người khác xem mình nói chuyện trước gương có vẻ kỳ quặc, nhưng người ta thường ít nói lắp hơn khi chỉ có một mình, và sự có mặt của người khác trong phòng sẽ kích thích bạn nói lắp, nhờ đó bạn có thể phân tích kiểu nói của bạn.

Quay lại đoạn phim bạn đang nói chuyện.

Phương pháp này cho phép bạn phân tích kiểu nói của mình kỹ hơn so với việc chỉ nói trước gương. Bật camera lên và nói chuyện trước ống kính. Lần này cũng vậy, sau lần đầu chỉ nói một mình, bạn hãy gọi những người khác vào trong phòng để kích thích bạn nói lắp. Xem lại đoạn phim và phân tích kiểu nói của bạn.

Bạn cũng nên phân tích đoạn băng cùng bạn bè và người thân. Họ có thể phát hiện ra những điểm trong kiểu nói của bạn mà bạn không nhận thấy và giúp bạn sửa chữa vấn đề.

Tập nói các từ ngữ kích thích.

Khi đã xác định được các yếu tố gây nói lắp, bạn hãy tập trung vào đó trong các buổi thực hành. Lặp lại các từ ngữ này để giải mẫn cảm với chúng.

Đầu tiên, hãy tập trung nói những từ hoặc cụm từ kích thích một cách chậm rãi. Hít một hơi sâu và cố gắng nói trôi chảy hết sức có thể. Nếu có vấp váp thì cũng đừng lo, chính vì thế mà bạn đang tập luyện để khắc phục.

Khi đã quen nói được từng từ khó riêng biệt, bạn có thể bắt đầu nói nối các từ này với nhau trong câu. Tập nói các câu này chậm rãi và trôi chảy.

Đọc thành tiếng.

Bài tập này sẽ giúp bạn làm quen với việc phát âm các từ. Tập trung vào việc phát âm từng âm tiết của từng từ. Bắt đầu bằng một đoạn văn mà bạn đã quen thuộc để làm quen với việc đọc lên thành tiếng, sau đó chuyển sang đoạn văn bạn chưa đọc bao giờ để tập đọc những từ không có trong dự đoán.

Đừng lo nếu bạn nói lắp trong khi đọc. Hãy cứ tiếp tục luyện tập.
Kết hợp các hoạt động bằng cách đọc theo nhịp điệu. Chọn nhịp điệu của một bài hát hoặc gõ nhịp trong khi đọc.

Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật kéo dài khi đọc. Tập trung nói càng chậm rãi và bình tĩnh càng tốt.

Nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn muốn thực hành nhưng chưa sẵn sàng giáp mặt nói chuyện trực tiếp, vậy thì nói chuyện qua điện thoại là một bài tập rất hay. Thay vì nhắn tin, bạn hãy gọi điện cho người thân và bạn bè để nói chuyện. Sử dụng các kỹ thuật như kéo dài trong khi nói để bớt nói lắp.

Các đường dây dịch vụ khách hàng cũng hữu ích. Thay vì trả lời bằng email, bạn có thể gọi số dịch vụ khách hàng để luyện tập thêm.

 
zalo
Gọi ngay 0985349755