Cách bắt tay trong giao tiếp của người nước ngoài Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

 

Cái bắt tay là thứ mở màn cho một cuộc nói chuyện hay làm việc, vì văn hoá cùng thói quen khác nhau nên cái bắt tay với các đối tác người nước ngoài cũng không tương đồng.
Bắt tay là một tác phong phổ biến trong giao tiếp, đặc biệt là những giao tiếp có liên quan tới công việc. Đối với nhiều người, cái bắt tay là thứ mở đầu cho câu chuyện, nó đi kèm với lời chào, lời chúc và đôi khi nó còn là câu tạm biệt người đối diện.

Mỗi quốc gia có cách sử dụng, cách bắt tay khác nhau. Vậy, mỗi khi làm việc với đối tác nước ngoài, nên bắt tay ra sao để thể hiện mình là người hiểu biết, phù hợp với phong tục của đối tác và khiến họ hài lòng?

Nếu đối tác là người Mỹ
Cái bắt tay của người Mỹ ở thời điểm gặp mặt cũng đi kèm với lời chào. Nắm tay đừng quá chặt, khi bắt tay hãy giới thiệu về bản thân và sau khi giới thiệu xong thì dừng lại. Quan trọng nhất trong cái bắt tay với người Mỹ chính là sự dứt khoát, động tác đưa tay, nắm rồi bắt phải nhanh, gọn.

Nếu đối tác là người Anh
Người Anh thích những thứ tinh tế, nhẹ nhàng, bắt tay cũng vậy. Cái bắt tay của người Anh sẽ rất nhẹ, thể hiện sự lịch sự. Sau khi bắt tay, hãy lùi về sau hoặc làm cách nào đó để tạo khoảng cách vì họ sẽ không thích đâu.

Nếu đối tác là người Brazil
Nếu gặp đối tác người Brazil, đừng ngại nắm tay họ chặt hơn một chút, không sao cả đâu. Kết hợp thêm là giữ kết nối mắt với người đối diện. Người Brazil có thói quen sử dụng cái bắt tay như một lời chào tạm biệt nên hãy lặp lại nó lúc ra về hoặc tiễn khách.

Nếu gặp đối tác Trung Quốc
Đừng quan trọng về chức danh, hãy xem tuổi ai cao nhất trước, bắt tay với họ đầu tiên. Một cái nắm tay nhẹ nhàng, hơi cúi đầu tỏ thái độ chào và quan trọng nhất là không nhìn thẳng vào mắt, một thứ kì lạ của người Trung Quốc.

Nếu đối tác là người Thổ Nhĩ Kì
Những cái bắt tay quá chặt là bất lịch sự với người Thổ Nhĩ Kì, nhẹ nhàng cũng được, không sao cả, cái bắt tay sẽ kéo dài lâu hơn thông thường một chút. Nếu chưa quen, hãy chờ tín hiệu của đối tác để biết đâu là lúc bỏ tay hợp lý.

Nếu đối tác là người Ma-Rốc
Không nắm quá chặt, những lần tay chuyển động lên xuống thật nhẹ nhàng. Tốt nhất nếu là người khác giới thì không nên chuyển động tay, nó chỉ như một cái cầm tay thôi. Bắt tay với động tác chuyển động lên xuống chỉ dành cho người đồng giới.

Nếu đối tác là người Arab
Theo truyền thống, nếu hai người khác giới gặp nhau, đừng bắt tay. Mặc dù vậy, môi trường kinh doanh hiện tại đã thay đổi, nếu bạn gặp một đối tác khác giới người Nga hãy có với họ những cái bắt tay nhẹ nhàng. Hoặc, theo truyền thống nếu bạn là nam và gặp đối tác nữ, hãy hôn vào tay người ấy.

Nếu đối tác là người Úc
Phong tục bắt tay của người Úc là phụ nữ sẽ đưa tay ra trước nên nếu là nữ hãy chủ động và nếu là nam hãy chờ. Nữ giới không bắt tay với nữ giới, hãy sử dụng những câu chào thông dụng và bắt đầu cuộc nói chuyện hay làm việc.

Nếu đối tác là người Thái Lan
Người Thái Lan theo Phật Giáo nên họ có cách chào của người nhà Phật, điển hình là cách chắp tay và cúi nhẹ đầu. Trong công việc, người Thái có bắt tay, thế nhưng nếu muốn họ thoải mái, hãy chắp tay và cúi người chào họ.

Nếu đối tác là người Mexico
Người Mexico có thói quen bắt tay khá lâu và đôi khi đối tác sẽ ôm bạn nên đừng bất ngờ.


 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755