Cách bắt đầu câu chuyện khi giao tiếp với người nước ngoài Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Để giao tiếp với người nước ngoài, chúng ta cần tìm được điểm chung.Bạn có thể bắt đầu bằng câu “xin chào”, “tên bạn là gì”, hoặc “hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?” chứ không phải tải câu bạn bao nhiêu tuổi, “ bạn đến từ đâu Nước Mỹ”, hoặc “ bạn đến từ Hà Nội à”.  Họ sẽ trả lời có hoặc không và sẽ cho bạn biết là họ ở tỉnh nào,.. Khi đó cuộc nói chuyện trở nên dễ dàng và có thể tiếp tục lâu dài.

Bắt chuyện dựa tình huống giao tiếp thực tế   
Nếu thấy họ đang dẫn chó đi dạo, hãy gợi ý người nước ngoài nói chuyện về pet của họ, sau đó dẫn câu chuyện trôi chảy tự nhiên từ chủ đề này sang chủ đề khác.

Nếu người nước ngoài đội mũ, hãy hỏi “Where did you buy this hat? It’s beautiful.”, có thể bạn sẽ có một cuộc trò chuyện dài về mũ, hoặc một số chủ đề khác sẽ xuất hiện, ví dụ bạn nhận ra cả hai đều thích nhạc Rock, câu cá…

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên tắc nói chuyện với người nước ngoài: “Không ai muốn cùng một cuộc trò chuyện hết lần này đến lần khác, chỉ vì họ là người nước ngoài. Họ muốn nói chuyện với người quan tâm mình như một người bạn”.

Tránh nói chuyện về những chủ đề nhạy cảm

“Where you come from?” là một trong số những câu bạn nên hỏi khi bắt nói chuyện với người khác.

 Bạn nên tránh hỏi những câu hỏi riêng tư, nhạy cảm, chủ đề về chính trị hoặc cấm kị đối với văn hóa của họ.

 Ví dụ:

Người Thụy Điển không chia sẻ về cuộc sống gia đình, thu nhập và địa vị với người lạ, trừ khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Khi nói chuyện với người nước ngoài đến từ Ả Rập, tuyệt đối không nói về chính trị (quốc gia này đang đối mặt với xung đột chính trị) và những điều xui xẻo (bạn sẽ tìm thấy một danh sách dài những thứ mà họ cho là xui xẻo trên internet).

Áp dụng quy tắc 3 giây với người nước ngoài

Bạn muốn bắt chuyện với ai đó? Hãy cho bản thân 3s để tiếp cận và bắt đầu câu chuyện.
Trong mọi trường hợp, nếu để quá 3s, bản năng tự vệ sẽ bắt đầu hoạt động, làm người nói suy nghĩ quá nhiều, lo lắng về những gì sẽ xảy ra và tự ngăn mình lại.

Bỏ qua những chủ đề giao tiếp “xưa như trái đất”

Với nhiều người, thế giới chỉ có hai loại: Người Việt Nam và người nước ngoài, nhưng sự thật là có hàng trăm quốc gia khác nhau.

Vì vậy, hãy nói chuyện với người nước ngoài như những người bạn bình thường, đừng xem họ là “đối tượng” để luyện giao tiếp tiếng Anh, đó là lý do tôi luôn phản đối khái niệm “săn tây”.

Nếu là tôi, tôi sẽ phát ngán nếu phải trả lời cùng một câu hỏi hàng trăm lần. Những “chủ đề” nhàm chán ở các lớp Anh Ngữ dạng như “What’s your name?” hay “How long you have been in Việt Nam?”, thậm chí tệ hơn là “what are your hobbies?”, “what do you do?”

 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755