Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách thuyết trình trước đám đông Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình - đứng trước đám đông

Thuyết trình là một việc không đơn giản, đòi hỏi phải có sự rèn luyện và tập luyện không ngừng. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình như: chuẩn bị không chu đáo, không đánh giá đúng khán giả, thiếu tự tin và một số yếu tố khách quan khác.

1. Chuẩn bị không chu đáo

Dù là bậc thầy về thuyết trình cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi thuyết trình. Không chuẩn bị trước có nghĩa là đang chào đón sự thất bại của mình. Có thể với những nội dung quen thuộc, bạn thường tự tin và xem nhẹ khâu chuẩn bị trước.

Tuy vậy, mỗi lần thuyết trình đều có những yêu cầu, đặc điểm khác nhau nên vẫn cần thiết phải có sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị không chỉ là về nội dung mà còn phải có sự chuẩn bị về tâm lí. Để tránh được tình trạng này, không nên chủ quan mà cần phải có sự chuẩn bị trước càng chu đáo càng tốt. Chuẩn bị càng kĩ thì tỉ lệ thành công của buổi thuyết trình càng cao.

2. Không đánh giá đúng khán giả

Khán giả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của bài thuyết trình. Một khi người thuyết trình không tìm hiểu thông tin, đặc điểm của khán giả như: giới tính, tầng lớp, trình độ, nghề nghiệp… thì sẽ không xác định được phương pháp tác động phù hợp.

Tùy thuộc vào đặc điểm của khán giả mà người thuyết trình sẽ lựa chọn phương pháp tương ứng. Khi thuyết trình trước nông dân về kĩ thuật chăm sóc cây trồng thì phương pháp trực quan, sinh động, tốc độ thuyết trình chậm, rõ ràng sẽ thu được hiểu quả cao.

Trong khi đó, thuyết trình trước những chuyên gia hay đồng nghiệp cùng chuyên môn đòi hỏi bài thuyết trình phải mang tính học thuật cao với những lập luận hết sức logic, chặt chẽ thì mới có thể thuyết phục được họ. Thuyết trình trước thanh niên sẽ có những yêu cầu hoàn toàn khác so với lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi.

Để có thể đánh giá đúng khán giả, trước khi thuyết trình, bạn nên liên hệ với đơn vị tổ chức để hỏi thăm thông tin của khán giả. Trên cơ sở những thông tin đó, bạn sẽ xác định phương pháp và hình thức thuyết trình phù hợp với đặc điểm của khán giả và hiệu quả của thuyết trình sẽ được đánh giá cao nhất, đạt đến sự mong đợi tốt nhất.

3. Thiếu tự tin

Đây là một tình trạng thường gặp phải của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Thông thường, đa số chúng ta đều cảm thấy bối rối, căng thẳng trước khi thuyết trình. Đây chính là cơ chế tự vệ của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Có khi, chính sự căng thẳng này lại giúp cho bạn nỗ lực nhiều hơn khi thuyết trình và góp phần nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát, chế ngự sự lo lắng thì nó có thể tác động tiêu cực đến bài thuyết trình của bạn.


 

 
zalo
Gọi ngay 0985349755